Những tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc
Trung Quốc được biết đến như cái nôi văn hóa của thế giới, có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, cùng với kho tàng văn học đồ sộ, những áng “ thiên cổ hùng văn” bất hủ, mang trong mình niềm kiêu hãnh của cả một dân tộc và thời đại.
Trong đó có những tác phẩm kinh điển, được xem là “Tứ đại danh tác” đã đi vào huyền thoại văn học cổ điển Trung Quốc nói chung và nền văn học thế giới nói riêng.
Sau đây là một số tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc, nổi tiếng trong mọi thời đại mà Riba muốn giới thiệu tới các bạn.
Những tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc
Thủy Hử - Thi Nại Am
Được xuất bản vào thế kỷ 14, Thủy Hử là tiểu thuyết đầu tiên trong số bốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc được phát hành lúc bấy giờ.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh ở triều đại nhà Tống và mô tả quá trình hình thành, quá trình hoạt động và sự tan rã một nhóm người hợp lại chống lại triều đình thối nát, loạn lạc đứng đầu là vua Tống Huy Tông, một tên vua ăn chơi xa đọa bỏ bê việc triều chính và cuộc sống lầm than của nhân dân.
108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong hành trình chống lại những tên quan tham, triều đình lũng đoạn đều có những nét chung: thanh liêm, chính trực, xả thân vì nghĩa, thay trời hành đạo. Cuốn tiểu thuyết này đã có giai đoạn từng bị cấm lưu truyền ở Trung Quốc vì có những tình tiết bạo lực và có khả năng gây ra sự bạo loạn trong quần chúng nhân dân.
Nhưng không thể phủ nhận sự thành công của tác phẩm này, cuốn tiểu thuyết đã trở thành chủ đề của nhiều tác phẩm chuyển thể hiện đại và đã đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Trung Quốc nói riêng và các nước Đông Á nói chung.
Tây du ký - Ngô Thừa Ân
Có lẽ, tuổi thơ của ai cũng đã quá quen thuộc với bộ phim “Tây Du Kí”, một bộ phim chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân, cũng đã từng “làm mưa làm gió” trong nền văn học Trung Quốc lúc bấy giờ.
Tây Du Ký – kiệt tác văn học cổ điển Trung Quốc được tác giả viết vào thế kỷ 16, đây là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong bốn tiểu thuyết kinh điển của văn học Trung Quốc, và chắc chắn được nhiều độc giả biết đến rộng rãi nhất từ trước đến nay.
Dựa trên nền tảng truyền thuyết nhân gian và thông qua hình thức thần thoại, Tây du ký kể về cuộc hành hương của nhà sư Huyền Trang hay còn gọi Đường Tăng hay Đường Tam Tạng dẫn ba đồ đệ là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh.
Trên đường đi bốn thầy trò đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, đã chiến thắng vô số yêu quái của các vùng đều giả dạng chỉ để muốn ăn thịt Đường Tăng mà trường sinh bất tử và cuối cùng cũng lấy được chân kinh.
Hiện nay tác phẩm được in ấn, chuyển thể, phiên dịch sang nhiều thứ tiếng và phát hành rộng rãi trên thế giới. Nhưng có thể nói Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đến bây giờ vẫn còn sức thu hút rất lớn đối với độc giả, nó đã đánh dấu thành công vào kho tàng lịch sử của nền văn học Trung Quốc.
Tam quốc diễn nghĩa - Lưu Quán Trung
“Phàm thế cuộc trong thiên hạ, chia rồi lại hợp, hợp rồi lạ chia”- một câu nói nổi tiếng trong <Tam Quốc Diễn Nghĩa>. Một cuốn tiểu thuyết lịch sử kinh điển được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc, được tác giả sáng tác vào đầu đời Minh (TK XIV), kể lại những âm mưu chính trị và gian dối trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc.
Cốt truyện chính là cuộc chiến phân tranh kéo dài suốt một trăm năm giữa ba tập đoàn phong kiến: Ngụy (Tào Tháo) – Thục (Lưu Bị) – Ngô (Tôn Quyền).
Trong đó, Tào Tháo một nhân vật với câu nói rất nổi tiếng “thà ta phụ người chứ nhất quyết không để người phụ ta”. Đây là nhân vật gian hiểm, tàn bạo, gần như là nhân vật phản diện chính, có những nét tích cách nổi bật, một nhân vật gây ra nhiều sự tranh cãi về sau, khiến người đời vừa yêu lại vừa ghét.
Trái với Tào Tháo, Lưu Bị, vua nước Thục bấy giờ, một vị vua anh minh, cao thượng, trung quân ái quốc được người người kính nể.
Cuối cùng cũng không thể không nhắc đến Gia Cát Lượng, một nhân vật được cả người đời trước và đời sau đều yêu thích và nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm, tài trí hơn người, ứng xử khéo léo, đã góp công rất lớn vào những chiến thắng lẫy lừng của Lưu Bị.
Và còn rất nhiều những nhân vật khác như Trương Phi, Tôn Quyền, Quan Vũ… nhưng đây là ba nhân vật điển hình được Lưu Quán Trung khắc họa rất rõ nét, đã góp thành công vô cùng to lớn vào trong tác phẩm này.
Hồng lâu mộng - Tào Tuyết Cần
Trung Quốc có câu: “Mở miệng mà không nói Hồng lâu mộng thì đọc cả thi thư cũng vô ích”. <Hồng lâu mông> hay còn gọi <Thạch Đầu Ký>, được viết vào giữa thế kỷ 18 trong triều đại nhà Thanh, là tác phẩm nổi bật và cũng là tác phẩm cuối cùng trong tứ đại tiểu thuyết của văn học Trung Quốc.
Tác phẩm chủ yếu xoay quanh câu chuyện trắc trở của hai anh em cô cậu Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc dưới thời nhà Thanh. Tác giả chỉ mượn chuyện tình đầy nước mắt này để tái hiện bức tranh hiện thực xã hội phong kiến mục nát, một xã hội chỉ toàn lộc lừa, giối trá, gian ác…đang trên con đương suy tàn.
Thông qua đó Tào Tuyết Cần cũng thể hiện được những góc nhìn mới mẻ, mang đậm hơi thở thời đại như đòi tự do bình đẳng, tự do yêu đương, giải phóng bản thân…
Cuốn tiểu thuyết là một viên ngọc sang giá trong nền văn hóa Trung Quốc, mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về thế giới tôn giáo, xã hội và chính trị của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc thời bấy giờ.
Liêu Trai Chí Dị - Bồ Tùng Linh
Là bộ tiểu thuyết thời cổ đại ra đời vào đầu thời nhà Thanh tập hợp gần 500 câu chuyện quái dị được chính tác giả sưu tầm từ các đời Lục Triều, nhà Đường.
Hầu hết các tập truyện đều nói về thần tiên, yêu ma quỷ quái…các nhân vật hư cấu nhằm ẩn dụ, phê phán sự tàn bạo của vua quan dưới triều Mãn Thanh, những bọn cường hào, ác bá, vạch trần các tệ nạn, hủ tục của xã hội phong kiến, cùng những tư tưởng tiến bộ mang hơi thở thời đại.
Dưới ngòi bút miêu tả sinh động, lối kể chuyện hấp dẫn của Bồ Tùng Linh đã lôi cuốn độc giả qua từng trang sách, còn mang tới giá trị nhân văn vô cùng to lớn, luôn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Nho Lâm ngoại sử - Ngô Kính Tử
Cuốn tiểu thuyết chương hồi được viết dưới thời nhà Thanh, hay còn gọi là <Chuyện làng Nho>, cốt truyện chủ yếu miêu tả gần hai trăm nhân vật nhưng hầu hết là nhà Nho, qua đó châm biếm sâu cay hiện thực xã hội nhà Thanh dưới thế kỉ XVIII, chế độ khoa cử công danh giả tạo, bọn nhà Nho thối nát, ham mê hư vinh.
Đồng thời cũng là để tôn vinh những nhà Nho chân chính, nhân cách thanh cao, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Phong thần diễn nghĩa - Hứa Trọng Lâm / Lục Tây Tịnh
Cuốn tiểu thuyết được viết lại dựa trên nội dung của cuốn Vũ Vương Phạt Trụ Bình Thoại, lấy sự kiện lịch sử nhà Thương suy vong và sự nổi lên của nhà Chu, sau đó là hàng loạt các tình tiết khác với sự có mặt của các nhân vật như Đát Kỷ, Trụ Vương, Na Tra, Khương Tử Nha…làm nội dung chính, đã rất đổi quen thuộc với độc giả cũng như khán giả của các bộ phim truyền hình chuyển thể.
Mỗi tác phẩm đều mang những phong cách riêng, mang lại những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc. Những tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc này sẽ còn trường tồn mãi với thời gian và đọng lại mãi trong tâm hồn của độc giả.
Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết mà Du học Trung Quốc Riba sẽ đem đến những kiến thức thực sự hữu ích cho các bạn!
Thông tin liên hệ Riba
- Lô 22, BT 4-3, đường Trung Thư, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Email: admin@riba.vn
- Fanpage: Du học Trung Quốc Riba.vn
- Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc
- Group: Du học Trung Quốc NHƯ THẾ À ?!
- Tiktok: Duy Riba
- Youtube: Riba Team Official
- Hotline: 0888 666 350
- Hotline: 0888 666 152