3-con-duong-di-den-thanh-thao-tieng-Trung
301
Views

Nội dung chính

3 con đường đi đến thành thạo tiếng Trung

Cộng đồng mạng đã tạo ra rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh các chủ để học ngoại ngữ nhưng, lưu loát một ngoại ngữ có nghĩa là gì? Đâu là cách tốt nhất để thành thạo một ngoại ngữ? Thời gian là bao lâu? Những câu hỏi này đã khơi gợi niềm hứng thú trong con người yêu ngoại ngữ chính là tôi đây. Nên hôm nay, Riba sẽ cùng các bạn nói về một chủ đề mang tên: con đường đi đến thành thạo Tiếng Trung.

3 con đường đi đến thành thạo tiếng Trung - Riba.vn

Thành thạo là gì? Lưu loát là sao?

Theo ý kiến của một người học ngoại ngữ đã lâu, “lưu loát” có thể hiểu đơn giản là khả năng diễn đạt được ý của mình mà không gặp trở ngại gì (không kể gì đến những khía cạnh sâu xa khác của ngôn ngữ). Còn “thành thạo” thì lại khác, để đạt trình độ này, người học cần dành rất rất nhiều năm nghiên cứu hoặc học ngoại ngữ đó như một chuyên ngành chính.

Nhiều người thường cảm thấy hài lòng khi bản thân đạt đến trình độ “lưu loát”, nhưng với riêng tôi, tôi nghĩ “lưu loát” chính chỉ là một sản phẩm phụ của “thành thạo”,  “lưu loát” chỉ là một nấc thang trên con đường đi tìm sự “thành thạo”.

Theo ý kiến của tôi, “thành thạo” chính là cách một người bản địa sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. “Thành thạo” không có nghĩa là ta phái biết hết tất cả mọi thứ, bên cạnh đó, nó có nghĩa là bạn có một nền tảng tốt, cộng thêm với lượng kiến thức sâu rộng sử dụng trong văn nói và văn viết hằng ngày.

Liệu có cách nào để ta đạt được trình độ “thành thạo” nếu bản thân là một người ngoại quốc? Mặc dù rất khó để phát triển được trực giác về một ngoại ngữ, cũng như khả năng gắn cảm xúc vào các từ vựng, nhưng không phải là không thể. Mặc dù rất khó để luyện được ngữ âm và ngữ điệu giống như người bản xứ, nhưng vẫn có người làm được đấy thôi. 

Dựa theo định nghĩa về “sự thành thạo” được nêu trên, tôi đã rèn luyện mình và làm chủ được Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, và tiếng Trung- ngôn ngữ thứ 3.

3 con đường đi đến thành thạo tiếng Trung

Dưới đây, tôi sẽ đưa ra cho các bạn 3 con đường duy nhất để chinh phục được tiếng Trung. Có thể một số bạn sẽ tự hỏi: “liệu rằng có chắc chỉ có 3 cách không? Hay liệu còn nhiều cách khác chứ?”. Tôi thì không nghĩ như vậy.

Điều quan trọng là các bạn phải hiểu, để nắm chắc và thành thạo một ngôn ngữ, ta cần phải đầu tư một khối lượng thời gian khổng lồ. Nó nhiều hơn rất nhiều so với thời giờ giảng dạy trên giảng đường đại học, hoặc khoảng 10000 giờ (theo quy tắc 10000 giờ để thành thạo một việc – một nhà khoa học đã nghiên cứu ra điều này).

Chúng ta cần phải tìm cho mình một động lực thật to lớn để duy trì học tiếng Trung. Tôi sẽ chỉ đưa ra 3 cách để đạt được trình độ nói trên, tuy nhiên thì nếu bạn có thể nghĩ ra cách nào khác, hãy cứ thoải mái chia sẻ nhé!

Kết hợp tiếng Trung với công việc

Nếu tiếng Trung là một phần không thể thiếu trong công việc của bạn, bạn bắt buộc phải đối mặt với người bản xứ trong cuộc sống hằng ngày, thì bạn chắc chắn sẽ học được rất rất nhiều đấy. Bằng một cách rất hợp tự nhiên và không hề gò bó, bạn chỉ cần chú ý một chút thôi, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Thậm chí cả khi bạn chẳng để ý đến nó, thì qua quá trình tiếp cúc và luyện tập hằng ngày, trình tiếng trung của bạn cũng tự động được nâng cao. Hầu hết mọi người đều dành 1/3 quỹ thời gian trong ngày để làm việc, vì vậy nếu công việc của bạn bao gồm cả tiếng Trung, bạn sẽ sớm đạt giới hạn 10000 giờ trong chớp mắt đấy.

Hoàn cảnh của tôi thì lại hơi khác một tí teo, tôi thì làm một công việc có liên quan đến tiếng Trung, nhưng lại không cần phải tiếp xúc với người Trung Quốc, nó cũng không phải là ngôn ngữ chính sử dụng cho công việc. Ví dụ, nếu tôi viết một bài báo như thế này, tôi sẽ chẳng học được thêm tí Tiếng Trung nào (bài báo viết bằng tiếng Anh).

Tuy vậy, giảng dạy là một cách học hiệu quả. Tôi đã học được rất nhiều từ những câu hỏi của sinh viên, và kiến thức của chính tôi cũng phần lớn phát triển từ việc giải quyết các vấn đề nan giải ấy. Đi dạy cũng là một cách vô cùng hữu ích, đặc biệt là khi bạn có đồng nghiệp người Trung Quốc.

3 con đường đi đến thành thạo tiếng Trung - Riba.vn

Nuôi dưỡng niềm hứng thú chân chính

Có một số người dành thời gian cho sở thích còn nhiều hơn cả công việc. Nếu bạn có thể biến tiếng Trung thành một mục tiêu bằng niềm yêu thích mãnh liệt, không sớm thì muộn, bạn sẽ nắm nó trong lòng bàn tay. Niềm yêu thích là nguồn năng lượng to lớn thúc đẩy mọi quá trình, ví dụ như biến tiếng Trung thành cuộc sống của bạn chẳng hạn.  

Ví dụ, thay vì nghe nhạc Âu- Mĩ, bạn nghe nhạc Trung Quốc. Thay vì đọc sách tiếng Việt, bạn đọc sách tiếng Trung. Bạn có thể tới Trung Quốc trải nghiệm, hoặc không thì điều đó cũng không cần thiết lắm.  Niềm hứng thú  sẽ giúp bạn đi được rất xa, nhưng hãy chắc chắn rằng nguồn động lực của bạn thật sự mạnh mẽ và to lớn.

Đối với bản thân tôi, tôi đánh giá cách này chỉ hiệu quả 50% thui. Tiếng Trung không phải là thứ tôi yếu thích nhất, tôi còn phải thích rất nhiều thứ khác như tập gym, viết lách, đọc sách giải tưởng, chơi rubik,….tôi thường có xu hướng thích một thứ gì đó trong một vài năm, sau đó thì đứng núi này trông sang núi khác rồi đổi luôn.

Nhưng, tiếng Trung chính là một ngoại lệ nhé. Tôi đã học tiếng Trung được bảy năm rồi, cho dù là tôi không còn hứng thú nhiều như trước, nhưng tôi vẫn nghĩ nó rất là cuốn hút đấy.

Đắm mình vào môi trường ngoại ngữ

Trong bản thảo của bài viết này, tôi đã từ định viết con đường thứ 3 là “ hãy kết hôn với  một người bản xứ”, nhưng sau đó tôi nhận ra cách này có vẻ hơi hạn hẹp. Điều quan trọng ở đây là, phần lớn hoạt động giao tiếp xã hội xủa bạn cần phải được đặt trong môi trường tiếng Trung. Điều này cũng có nghĩa giống như kết hôn với một người Trung Quốc.

Nhưng mà, bên cạnh đó, thì bạn hoàn toàn có thể làm được điều tương tự bằng cách kết thêm nhiều bạn Trung Quốc. 

Dĩ nhiên, có một người bạn luôn luôn nói tiếng Trung bên tai mình thì cũng chẳng có ý nghĩa gì, trọng tâm là bạn phải tự mình mở miệng tập nói. Kết thêm nhiều bạn sẽ mở ra cho bạn cơ hội để thực hành khẩu ngữ, còn kỹ năng đọc và viết thì vẫn phải chăm chỉ thôi.

Tôi thì chưa từng kết hôn, nhưng tôi có bạn gái là người Bắc Kinh. Và những người tôi nói chuyện cùng hầu hết là người Đài Loan. Sau khi trở lại Thụy Điển, chắc chắn là vòng bạn bè của tôi sẽ không còn nhiều người có thể nói tiếng Trung nữa. Nhưng tôi nghĩ là phần lớn cuộc sống của tôi vẫn sẽ gắn với Trung Quốc. Để đạt được độ thành thạo tiếng Trung bằng cách này, chúng ta chắc chắn cần phải được đắm mình vào môi trường ngoại ngữ thực thụ.

3 con đường đi đến thành thạo tiếng Trung - Riba.vn

Bạn không nhất thiết phải tới sống ở Trung Quốc

Tôi cho rằng một số người đã đánh giá quá cao ảnh hưởng của việc đến sống tại Trung Quốc đối với việc học tiếng Trung. Đương nhiên, có nhiều thứ sẽ trở nên dễ hàng hơn nếu bạn tới sống tại Trung Quốc, ví dụ như được làm việc với người Trung Quốc, được tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Trung. Có thể tiếng Trung sẽ tự động ngấm vào não bạn đấy!

Nhưng nếu bạn không sống tại Trung Quốc, thì bạn cần phải nỗ lực. Tuy nhiên, vấn đề chính là học tại nhà thì sẽ khó khăn hơn, chứ không phải là không thể. Bạn phải tin rằng:’không có việc gì khó, chỉ có lòng không bền”.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 3 con đường để thành thạo tiếng Trung rồi đấy. Tác giả bài viết này là một thầy giáo dạy tiếng Trung, nên mình nghĩ là những phân tích của tác giả thật sự có giá trị thực tiễn và có cơ sở đáng tin cậy. Mình mong là bài viết mang lại cho các bạn thật nhiều hữu ích. Chúc các bạn một này vui vẻ!

 

Hãy dành tặng tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền!

Thông tin liên hệ Riba

Comments are closed.