cac quy tac viet chu han
288
Views

CÁC QUY TẮC VIẾT CHỮ HÁN ĐÚNG, ĐẸP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Không giống như những ngoại ngữ khác có bảng chữ cái hệ latin, chữ Hán là chữ tượng hình. Người mới học phải mất rất nhiều thời gian để nhớ mặt chữ của hơn 20.000 chữ Hán. Vì vậy, để viết chữ Hán chuẩn và đẹp là điều không hề dễ dàng.

Khi bạn bắt đầu học tiếng Trung cơ bản, thì việc viết tiếng Trung là việc vô cùng khó nếu bạn chưa hiểu cấu tạo hay đặc điểm của chữ Hán. 

Thực ra, bạn chỉ cần nắm chắc 8 nét cơ bản trong tiếng Trung và các quy tắc viết chữ Hán là bạn có thể học tiếng Trung tốt rồi. Việc viết đúng các nét theo đúng thứ tự sẽ giúp cho việc tập viết chữ Hán chính xác, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ. Từ đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn.

CÁC QUY TẮC VIẾT CHỮ HÁN ĐÚNG, ĐẸP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU - Riba.vn

Cách viết 8 nét cơ bản

Chữ Hán được cấu tạo bởi 1, 2 hay nhiều bộ khác nhau, và số lượng nét trong 1 chữ cũng không hề ít. Theo quy ước nhất định, Chữ Hán được chia thành 8 nét cơ bản. Nếu muốn viết chữ đẹp chúng ta cần phải thao tác thành thào 8 nét này:

  1. Nét chấm (): dấu chấm từ trên xuống dưới.
  2. Nét ngang (: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
  3. Nét sổ thẳng (): nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
  4. Nét hất (/) : nét cong, đi lên từ trái sang phải, hất từ dưới lên trên
  5. Nét phẩy (丿): nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
  6. Nét mác :    : nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
  7. Nét gập: có một nét gập giữa nét.
  8. Nét móc (): nét móc lên ở cuối các nét khác.

Quy tắc vàng viết chữ Hán

Viết chữ Hán đẹp thông qua 7 quy tắc vàng:

Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau

Trong 1 chữ, khi nét ngang và nét sổ thẳng giao nhau, cần viết nét ngang trước, tiếp đó đến nét sổ dọc. Đây là cách viết tay thuận, quy tắc viết đầu tiên khi học tiếng Trung mà bạn cần tuân thủ.

Ví dụ: Chữ , chữ này gồm 2 nét trong đó có 1 nét ngang và 1 nét sổ. Vì vậy, sẽ viết nét ngang trước, sau đó đến nét sổ thẳng.

Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau

Khi có 2 nét phẩy và mác: viết nét phẩy trước (nét xiên trái trước), sau viết nét mác (nét xiên phải)

Ví dụ: Chữ 八, chữ này gồm 2 nét, cách viết:

Quy tắc 3: Trên trước dưới sau

Cách viết: Ở quy tắc này các bạn viết theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Quy tắc 4: Trái trước phải sau

Cách viết: Trong chữ Hán, khi viết sẽ viết các nét bên trái trước rồi mới viết các nét bên phải.

Ví dụ: Chữ 她, chữ này được cấu thành bởi 2 phần, phần bộ nữ 女 và chữ 也. Theo thứ tự cách viết chúng ta cần viết bộ nữ 女 trước, sau đó mới đến chữ 也。

CÁC QUY TẮC VIẾT CHỮ HÁN ĐÚNG, ĐẸP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU - Riba.vn

Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau

Cách viết: viết nét ngoài trước, sau đó viết đến nét bên trong.

Ví dụ: Chữ 回khi viết bạn phải viết khung ngoài trước, sau đó viết phần bên trong và cuối cùng là đóng “cửa” ở dưới.

Quy tắc 6: Vào trước đóng sau

Ở quy tắc này, khung ngoài sẽ được viết trước, sau đó viết đến nét bên trong (nếu có). Sau cùng, viết nốt nét còn lại để đóng khung ngoài.

Ví dụ: Chữ  là điển hiển cho cách viết này. Cách viết:

Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau

Trong 1 chữ Hán, xuất hiện nhiều nét khác nhau, chúng ta cần lưu ý sẽ viết các nét ở gữa trước, sau đó mới cân đối 2 bên chữ để viết nét còn lại.

Ví dụ: Theo quy tắc trên, chữ 水  cần được viết như sau: nét móc sẽ được viết trước, sau đó chúng ta viết các nét còn lại cân đối ở 2 phía. Quy tắc này không chỉ giúp chữ trông cân đối, dễ nhìn mà còn giúp chúng ta hình dung và ghi nhớ chữ dễ dàng hơn.

Lưu ý: Quy tắc này được áp dụng khi 2 bên của chữ đối xứng nhau. Nghĩa là, đối xứng chứ không phải các nét giống nhau.  Các nét giống nhau tuân theo quy tắc 4

CÁC QUY TẮC VIẾT CHỮ HÁN ĐÚNG, ĐẸP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU - Riba.vn

Quy tắc viết chữ Hán khác

Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng

Các phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng. Ví dụ như: ,道, 建, 凶. Bộ  và  viết sau cùng. Cách viết:

Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng: Các nét chấm hay nét nhỏ thường sẽ được viết sau cùng, như: 玉, 求, 朮.

Quy tắc nhượng nét

Trong một chữ được cấu tạo từ nhiều bộ khác nhau. Bộ nằm phía bên trái sẽ được viết thu nhỏ lại hoặc biến đổi nét để nhường vị trí cho bộ bên phải.

Ví dụ: Trong từ , khi phân tách từ này ra chúng ta được hai bộ  thổ và  dã. Khi hai bộ này tách riêng, đứng độc lập thì chữ 土 thổ sẽ viết là 土. Tuy nhiên, khi trở thành bộ cấu tạo nên chữ và đứng ở phía trái của chữ thì nét ngang dưới cùng của chữ 土 sẽ được viết hất lên trên, đồng thời thu nhỏ chữ lại.

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung!

Hãy dành tặng tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền!

Thông tin liên hệ Riba

Chuyên mục:
Kinh nghiệm khác

Comments are closed.