Thạch Gia Trang – Hà Bắc
Thủ phủ đồng thời cũng là thành phố lớn nhất của tỉnh Hà Bắc – Thạch Gia Trang đồng thời cũng là một trong những địa điểm du lịch thu hút nhất tại Trung Quốc. Để Riba dẫn bạn đi khám phá vùng đất này nhé!
Đôi nét về Thạch Gia Trang
Ban đầu tên của nơi này được gọi là Thập Gia Trang “ 10 hộ gia đình trong một khu”, cái tên này đã có từ những năm 1920. Thạch Gia Trang là một thành phố khá trẻ, được xây dựng từ những năm 1950 của thế kỷ 20, nhưng thật ra nó xuất hiện từ những năm 1920, khi vẫn mang tên là Thập Gia Trang, nghĩa là “làng của mười gia đình.
Đầu tiên, nơi này chỉ là một làng nhỏ với khoảng hơn chục hộ gia đình tự thành lập ở ngã ba của ba tuyến xe lửa lớn và sau đó mau chóng phát triển lớn mạnh. Khi ấy, cái tên Thập Gia Trang không còn phù hợp với quy mô của thành phố nữa, chữ “Thập” được đổi ra một từ đồng âm khác nghĩa là “Thạch”. Nhưng tên của thành phố vẫn giữ chữ Trang (nghĩa là làng).
Những người nói tiếng Anh thường gặp khó khăn khi đọc tên thành phố, vì thế phần lớn họ gọi Thạch Gia Trang là “Shi-city” hay “S-City”.
Những địa điểm tham quan tại Thạch Gia Trang
Chính Định
Chính Định từng là trung tâm tôn giáo trong khoảng thời gian hơn 1.000 năm và là nơi sáng lập của một trường phái lớn trong Thiền tông Phật giáo.
Trải qua nhiều biến cố, nhiều tổ hợp kiến trúc tôn giáo cũ đã bị tổn hại và xuống cấp nghiêm trọng, chỉ còn lại các mảng tàn tích tách rời. Tuy nhiên, vẫn còn chùa Long Hưng (Longxing) được bảo tồn nguyên vẹn và sự tồn tại của 4 ngôi chùa nổi tiếng khác.
Chùa Long Hưng
Chùa Thiên Ninh
Nổi tiếng với tháp Lăng Tiêu được xây từ thời Đường gồm 9 tầng cao 41 m, chùa Thiên Ninh còn có tên gọi khác là chùa Mộc. Kể từ khi được trùng tu năm 1045, đến nay chùa vẫn được bảo tồn rất tốt.
Chùa Khai Nguyên
Còn gọi là chùa Tịnh Quan, chùa Giới Tuệ. Chùa Khai Nguyên được xây từ năm 540 nhưng bị phá hủy năm 1966, tàn tích còn sót lại chỉ còn tháp xuông cao 14 m và tháp Tu Di.
Tình trạng bảo tồn của tháp Tu Di rất tốt, được che chắn cẩn thận. Cửa vòm các các hình điêu khắc chạm trổ công phu của tòa tháp đặc biệt thu hút ánh mắt khách tham quan. Du khách có thể tham quan ở tầng dưới tòa tháp nhưng không được leo lên trên.
Ngoài ra, gần lối vào còn có bia đá rùa lớn nhất Trung Quốc nhưng đã bị hư hại nặng. Bia đá này có xuất xứ từ thời Đường và được khai quật năm 2.000 trên một con đường ở Chính Định.
Tường thành cổ Chính Định
Chính Định từng là một thành lũy được bao bọc bởi những bức tường nhưng đến nay. Những gì còn sót lại của bức tường dài 24 km chỉ là một đống đổ nát. Tuy nhiên, ở phía Nam Yanzhao Nandajie, Nam môn (Changle Gate) đã được dựng lên để du khách có thể hình dung sự tráng lệ vốn có của tường thành cổ.
Du khách có thể leo trên tường thành nhưng sẽ thú vị hơn khi trèo lên bức tường đất. Và khám phá một chút hình thái ban đầu của bức tường. Tường thành được xây dựng thời Bắc Chu (557 – 581) bao gồm vòng trong. Vòng ngoài với các họa tiết hoa văn.
Vu Gia Thôn
Còn gọi là Thạch Thôn, đây là một thôn trấn khá ẩn dật và nép mình sau những ngọn đồi gần biên giới Hà Bắc – Sơn Tây. Trong thôn, dường như tất cả mọi thứ từ nhà cửa, nội thất,… đều được làm từ đá.
Trong Vu Gia Thôn có nhiều kiến trúc thuộc diện bảo tồn như: Những con đường cũ, những ngôi nhà cổ xây từ triều Minh,. triều Thanh, rạp hát cổ, đền miếu. Ngoài ra, đây cũng là một ngôi làng điển hình ở Trung Quốc với 95% dân cư mang họ Vu.
Và nhà thờ tổ họ Vu niên đại 500 năm. Trải qua 24 thế hệ cũng là một trong những điểm tham quan của Vu Gia Thôn. Thú vị nhất là tòa nhà 3 tầng Qiliang xây từ năm 1581.
Đây được cho là kiệt tác của Yu Xichun, một người có những ý nghĩ điên cuồng, muốn nhìn thấy thủ đô Bắc Kinh từ trên nóc nhà. Ông đã tự mình xây căn nhà mỗi khi đêm xuống và sau 16 năm mới hoàn thành. Tòa nhà hoàn toàn không có móng. Những viên đá xây nhà thì lớn nhỏ khác nhau (có viên lớn cỡ 2 m).
Cầu An Tế
Cầu An Tế là một cây cầu đá 1.400 năm tuổi có hình vòm cung bắc qua sông Hào ở huyện Triệu. Cầu được xếp là một trong bốn cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc (tứ đại cổ kiều). Và là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc
Cầu dài 50,82 m có hướng Bắc – Nam, rộng 9 m, cao 7,3 m, nhịp chính giữa của cầu dài đến 37,37 m. Mặt cầu chia làm 3 làn. Làn ở giữa dành cho ngựa và xe, hai làn bên dành cho người đi bộ.
Thông qua bài giới thiệu về Thạch Gia Trang – Hà Bắc vừa rồi của Riba bạn đã chọn được địa điểm mình muốn đến nhất chưa? Hay chia sẽ ngay cho chúng mình được biết nhé!
Thông tin liên hệ Riba
- Lô 22, BT 4-3, đường Trung Thư, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Email: admin@riba.vn
- Fanpage: Du học Trung Quốc Riba.vn
- Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc
- Group: Du học Trung Quốc NHƯ THẾ À ?!
- Tiktok: Duy Riba
- Youtube: Riba Team Official
- Hotline: 0888 666 350
- Hotline: 0888 666 152