con duong to lua
815
Views

Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương Đông – Tây thời cổ đại, ước hơn 7.000km. Xuất phát từ Tây An (kinh thành Trường An xưa), qua hành lang Hà Tây (CamTúc) đến Đôn Hoàng thì chia thành ba nhánh vượt qua Tân Cương. 

Con đường tơ lụa - Con đường huyền thoại - Riba.vn

Con đường tơ lụa – Con đường huyền thoại

Nhánh nam đi dọc theo rìa nam sa mạc Taklanakan, nhánh giữa đi theo mạn bắc sa mạc Taklanakan, còn nhánh bắc đi theo hướng bắc dãy Thiên Sơn, qua Urumqi…Sau đó xuyên qua các nước Trung Á, Tây Á đến các quốc gia bên bờ Địa Trung Hải.

Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên, người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán(206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về phíaTây. 

Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ. Hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu Con đường tơ lụa này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại. 

Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô, năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. 

Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực. Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng aichịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. 

Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. 

Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc,sa, nhiễu… đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.

Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. 

Chính trị thời đó cũng cóảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ thứ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, Con đường tơ lụa mới phát triển trở lại. 

Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông – Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.

Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa.

Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông – Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa.

Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển.

 Với việc giao thương qua đường biển phát triển, hình thành Con đường tơ lụa trên biển.Từ thế kỷ VII, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của “Con đường tơ lụa trên biển”. 

Trước tiên là các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. 

Con đường tơ lụa - Con đường huyền thoại - Riba.vn

Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.

Vào năm 1972 UNESCO thông qua hiệp ước nhằm mục đích bảo vệ những di tích lịch sử trên thế giới nên ra đề nghị cho 146 quốc gia bỏ phiếu chấp nhận  “Con đường tơ lụa” như một di sản của văn minh nhân loại. 

Để được công nhận như một “di sản quốc tế” thì người ta phải loại bỏ những trở ngại về chính trị, địa lý cũng như nguồn gốc dân tộc. Cũng theo hiệp ước này thì cộng đồng quốc tế phải bảo tồn giá trị những di tích được gọi là có ý nghĩa nhân loại.  Trong danh sách di tích sử hiện nay có trên 721 địa danh của trên 100 quốc gia đang được xếp hạng trong đó có “con đường tơ lụa”.

Hãy dành tặng tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền!

Thông tin liên hệ Riba

Chuyên mục:
Khám phá

Tất cả bình luận

Comments are closed.