tu-vung-va-ngu-phap-on-thi-tu-hsk1-den-hsk6
646
Views

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6

Bản thân mình cũng là người yêu thích tiếng Trung, từng tham gia các cuộc thi HSK thử và thật, cũng sưu tập và tích lũy được nhiều tài liệu hữu ích trong việc học và thi Hán ngữ nên muốn chia sẻ với các bạn những thứ mà mình nắm được. 

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6 - Riba.vn

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6

Trong bài viết này mình chia ra làm 6 cấp độ HSK từ 1-6. Trong đó bao gồm: 

  • Mẹo làm đề thi
  • Từ vựng và ngữ pháp trọng điểm (những từ vựng chọn lọc và thông dụng trong các đề thi HSK, tiết kiệm thời gian học đúng trọng tâm)
  • File Từ vựng và ngữ pháp trọng điểm (File do mình sưu tập và chọn lọc)

Lưu ý: Link download được rút gọn link bởi 123link.com. Rất mong nhận được sự hoan hỉ giúp đỡ của các bạn để web được duy trì và phát triển hơn nữa. Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Bí quyết làm HSK1

Phần nghe

Phần 1: Dựa vào từ nghe được phán đoán đúng sai

Gồm 5 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là một cụm từ, đề thi cho 1 hình ảnh. Thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để phán đoán đúng sai. Nội dung nghe được nếu đồng nhất với ảnh là đúng, không đồng nhất với hình ảnh là sai. 

Tips làm bài: Thí sinh trong quá trình làm bài tốt nhất nên quan sát kỹ hình ảnh, dựa vào hình ảnh để nghe đoạn ghi âm, sau đó đưa ra phán đoán đúng sai.

Phần 2 : Nghe câu chọn hình ảnh tương ứng

Gồm 5 câu. Mỗi câu nghe hai lần. Mỗi câu đều là câu văn. Đề thi cho 3 hình ảnh, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn ra hình ảnh tương ứng. 

Tips làm bài: Khi thí sinh làm bài hãy quan sát hình ảnh trong đề, nếu hình ảnh là hình đồ vật, thí sinh nghe đoạn ghi âm cần chú ý đoạn ghi âm nhắc đến đồ vật nào, thông thường chú ý nghe là có thể chọn được ngay. Nếu hình ảnh là hình nhân vật, thí sinh cần chú ý động tác và biểu cảm của nhân vật, họ đang làm gì, đang vui hay không vui, giữa các nhân vật có thể có mối quan hệ gì đó… rồi mới dựa vào nội dung đoạn ghi âm để chọn ra hình ảnh tương ứng.

Phần 3: Nghe hội thoại chọn hình ảnh tương ứng

Gồm 5 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là một đoạn hội thoại, đề thi cung cấp 5 hình ảnh, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn ra 5 hình ảnh tương ứng. 

Tips làm bài: Thí sinh nên quan sát 5 hình ảnh trên đề thi, đoán trước những nội dung như: Đây là ai? Đang ở đâu? Đang làm gì? Khi thí sinh nghe đoạn hội thoại trong phần thứ 3, cần chú ý ghi chép từ khóa, sau đó kết hợp với hình ảnh để chọn ra đáp án đúng.

Phần 4: Nghe câu chọn đáp án phù hợp

Phần 4 gồm 5 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là một người nói một câu, người thứ 2 căn cứ vào câu nói này để hỏi 1 câu, đề thi đưa ra ba lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để chọn đáp án đúng. 

Tips làm bài: Thí sinh có thể dựa vào các đáp án cho sẵn để đoán đại ý của câu hỏi. 

  • Ví dụ nhìn thấy các từ như “家“,”医院“,”学校“ xuất hiện trong đáp án, thí sinh có thể đoán ra rằng câu hỏi này là hỏi về địa điểm, trong lúc nghe nên chú ý nghe những nội dung sau từ “去。。。” ”在。。。“; 
  • Nếu đáp án xuất hiện từ như “爸爸”,“同学”,“朋友” thí sinh nên chú ý nghe những từ giới thiệu về nhân vật;
  • Nếu đáp án xuất hiện những từ “学习“,”工作“,”坐飞机“,thí sinh nên chú ý nghe theo những nội dung liên quan đến “做什么”;
  • Nếu đáp án xuất hiện những từ “大雨“,“冷”,”热” thí sinh cần chú ý nghe từ miêu tả về “天气 – thời tiết”

Ngoài ra thí sinh nên làm quen với một và cách đề thi đưa ra câu hỏi. Ví dụ “多大了” là câu hỏi về tuổi tác; “多少钱” hỏi về giá cả;  trả lời cho câu hỏi “怎么去” nên là “坐出租车“,”坐飞机“…

Cuối cùng, thí sinh cũng nên chú ý mối quan hệ giữa thời gian, nhân vật và sự kiện. Ví dụ trong câu “昨天上午我去学校的时候,妈妈去医院了” (Hôm qua lúc tôi đi đến trường, mẹ tôi đã đi bệnh viện) quan hệ Mẹ – con.

Phần đọc

Phần 1: phán đoán đúng sai

Mỗi câu có một hình ảnh và một từ, thí sinh phải phán đoán đúng xem đáp án và hình ảnh có đồng nhất không.

Ở phần này, đầu tiên thí sinh cần chú ý nắm vững sự khác nhau giữa các từ trong cùng một tập hợp từ.

Ví dụ: phương tiện giao thông “飞机,出租车,自行车“(máy bay, taxi, xe đạp); động tác “听,写,读” (nghe, viết, đọc); cảm giác “冷,热“(lạnh, nóng). Tiếp theo, thí sinh cần chú ý nắm vững sự khác nhau giữa tập hợp lớn và một loại trong đó, ví dụ “水果”và”苹果“ (hoa quả và táo).

Phần 2 : Chọn hình ảnh tương ứng

Đề thi cho 5 hình ảnh, mỗi câu là 1 câu văn, thí sinh căn cứ vào nội dung câu đó để chọn ra hình ảnh tương ứng.

Phần này chủ yếu kiểm tra thí sinh có hiểu nội dung câu văn hay không. Thí sinh phải nắm được các từ khóa mang nội dung then chốt, như biểu thị địa điểm, nhân vật, động tác… dựa vào những từ khóa đó để tìm hình ảnh tương ứng, ví dụ đề thi cho câu: “今天很冷“(Hôm nay rất lạnh), thí sinh nên tìm hình có người mặc nhiều quần áo hoặc hình có tuyết rơi.

Phần 3 : Chọn câu tương ứng

Đề thi cho 5 câu hỏi và 5 đáp án, thí sinh phải chọn ra câu có quan hệ tương ứng với nhau. Khi làm bài thi, thí sinh nên đọc 5 câu hỏi trước, rồi dựa vào câu hỏi để chọn câu trả lời tương ứng. 

Ví dụ “你的女儿几岁?“(Con gái anh mấy tuổi rồi?), ở đây đề bài hỏi “几岁”(mấy tuổi), trong số 5 đáp án thí sinh hãy chọn câu nào có con số. Có những lúc một vài từ xuất hiện trong câu hỏi cũng sẽ xuất hiện trong đáp án, lúc này nếu các trả lời trong đáp án phù hợp với câu hỏi thí sinh có thể chọn đáp án đó.

Phần 4 : Chọn từ điền vào chỗ trống

Mỗi câu có một câu văn, trong câu có 1 chỗ trống, thí sinh phải chọn từ điền vào chỗ trống. Đầu tiên thí sinh phải hiểu được đại ý của câu văn rồi mới chọn đáp án.

Từ điền vào chỗ trống thường mang thông tin quan trọng trong câu. Những từ này có thể là từ nghi vấn, ví dụ như “什么“;có thể là động từ chính trong đoản ngữ, ví dụ ”打“trong”打电话“(gọi điện thoại); có thể là từ biểu thị phương hướng như “前面”(phía trước); cũng có thể là quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lặp, như “和“.

Khi làm phần thi này, thí sinh phải hiểu được ý của toàn bộ câu văn, đồng thời hiểu ý nghĩa của 5 từ điền đã cho sẵn, nắm được các cụm từ hay đi cùng nhau, như vậy thí sinh mới có thể chọn đúng từ để điền vào chỗ trống.

Từ vựng và ngữ pháp trọng điểm

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6 - Riba.vn

Bí quyết làm HSK 2

Phần nghe

Phần 1 dựa vào câu nghe được và phán đoán đúng sai

Gồm 10 câu. Mỗi câu nghe hai lần. Mỗi câu đều là 1 câu nói, đề thi cung cấp 1 bức ảnh, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để phán đoán đúng sai.‍

Tips làm bài: Câu nói trong phần này thường có 3 loại: câu miêu tả hoặc trần thuật, câu nghi vấn và một câu trong đoạn hội thoại. Ví dụ: “明天我不去学校” (Ngày mai tôi không đến trường)、“我找小明,他在家吗” (Tôi tìm Tiểu Minh, cậu ấy có nhà không?)、“向前走,就是中国银行” (Đi thẳng về phía trước là đến ngân hàng Trung Quốc)… Thí sinh dựa vào nội dung nghe được để phán đoán hình ảnh đúng hay sai.‍‍

Để làm phần này, đầu tiên thí sinh phải ghi nhớ từ vựng của HSK cấp 2, và nắm vững được cách sử dụng của các từ chỉ thời gian, chỉ số lượng, chỉ phương hướng… Thông thường đề bài sẽ đề cập đến các ngữ cảnh khác nhau, ví dụ như mua sắm, hỏi đường, gọi điện thoại, hỏi thời gian và giá cả, thảo luận về thời tiết, kế hoạch v…v…‍‍

Trước khi làm bài, thí sinh có thể xem một lượt các hình ảnh, nhanh chóng nắm bắt thông tin về nhân vật, biểu cảm của nhân vật, đồ vật, con số ở trong ảnh. Trong quá trình nghe, thí sinh hãy chọn lọc các từ khóa trong mỗi câu, dựa theo nội dung nghe được, kết hợp thông tin và ngữ cảnh trong bức ảnh để phán đoán đúng sai. 

Ví dụ, đề bài cho hình ảnh một chiếc taxi, nhưng nội dung nghe được lại là “我喜欢骑自行车” (Tôi thích đi xe đạp), từ khóa trong câu này là “自行车” (xe đạp), không phù hợp với bức ảnh, vì vậy đáp án là Sai.

Phần 2: Nghe hội thoại chọn hình ảnh tương ứng

Gồm 10 câu. Mỗi câu nghe hai lần. Mỗi câu là một đoạn hội thoại, 1 nhóm có 5 câu và 5 bức ảnh, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để chọn ra bức ảnh tương ứng.‍‍

Tips làm bài: Tùy theo mối quan hệ và thân phận của nhân vật, đề thi phần này sẽ có nội dung hội thoại tương ứng, trong đó một vài từ và cụm từ mang tính gợi ý sẽ giúp thí sinh phán đoán nhanh được mối quan hệ giữa các nhân vật. 

  • Nếu là đoạn hội thoại giữa cha mẹ và con cái, nội dung sẽ thường nói về học hành, sức khỏe, sinh nhật, thói quen hàng ngày….
  • Nếu là hội thoại giữa khách hàng và nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, nội dung thường là gọi món, mặc cả, đưa ra ý kiến, hỏi về màu sắc và kiểu dáng sản phẩm…
  • Hội thoại giữa bạn bè, đồng nghiệp, bạn học thường có nội dung khá rộng, thường nói về thời tiết, du lịch, kì thi, sở thích, thú cưng, thói quen trong cuộc sống, hỏi thăm tình hình, giới thiệu bạn mới v..v…
  • Nếu là hội thoại giữa giáo viên và học sinh, nội dung thường là hỏi bài, sẽ xuất hiện những từ khóa như “不懂” (không hiểu)、“不会”(không biết).
  • Nếu là đoạn hội thoại giữa hai người lạ với nhau, nội dung thường là hỏi đường. 

Khi thí sinh làm bài thi, nên quan sát trước những hình ảnh mà đề bài đã cho, phân tích nhanh mối quan hệ giữa nhân vật, động tác và biểu cảm của nhân vật, rồi dựa theo nội dung nghe được để phán đoán ngữ cảnh, cuối cùng kết hợp với nội dung hình ảnh để lựa chọn đáp án phù hợp.‍‍

Phần 3: Hội thoại 2 câu

Gồm 10 câu. Mỗi câu nghe hai lần. Mỗi một câu gồm hai câu hội thoại của hai người, người thứ ba căn cứ vào đoạn hội thoại để hỏi một câu hỏi, trên tờ đề thi có 3 sự lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để chọn ra đáp án đúng.‍‍

Tips làm bài: Ngữ cảnh mà nội dung đoạn hội thoại đề cập tới khá đa dạng, nhưng trọng tâm của cuộc nói chuyện thường tập trung vào mấy điểm sau: trạng thái của thời gian, màu sắc, địa điểm, thời tiết, giá cả, người, hoặc thú cưng; nguyên nhân, kết quả của sự việc v…v… 

Trong đoạn hội thoại cũng sẽ xuất hiện những từ khóa tương ứng. Trong 3 lựa chọn mà đề bài đưa ra, thường gặp nhất là:

  • Tính từ hoặc cụm tính từ, như “黑色” (màu đen)、“高兴” (vui vẻ)、“太冷了” (lạnh quá)、“很漂亮” (rất đẹp)…;
  • Số từ, ví dụ như “3个” (3 cái)、 “28块” (28 đồng)、“三公斤” (3 kg);
  • Danh từ chỉ thời gian, như “6点” (6 giờ)、“5月2号” (ngày 2 tháng 5)、“去年” (năm ngoái)…;
  • Danh từ chỉ địa điểm, như “机场” (sân bay)、“商店” (cửa hàng)、“医院” (bệnh viện)…;
  • Cũng có thể sẽ xuất hiện vài danh từ phổ biến biểu thị người và vật, như “朋友” (bạn bè)、“妻子” (vợ)、“西瓜” (dưa hấu)、“牛奶” (sữa)… 

Trong quá trình nghe đoạn ghi âm, nếu thí sinh nghe thấy từ khóa mang thông tin thì phải đặc biệt chú ý, mau chóng ghi chép lại. Ngoài ra, với những từ khóa mang tính miêu tả, thí sinh còn phải chú ý phó từ đi kèm với nó, phải nghe rõ đoạn đối thoại nhắc tới “太”、“很” hay là “不太”、“有点儿” v…v…‍‍

Phần 4: Hội thoại 4 câu

Gồm 5 câu. Mỗi câu nghe hai lần. Mỗi câu đều gồm 4 đến 5 câu hội thoại của hai người, người thứ ba căn cứ vào nội dung hội thoại đặt một câu hỏi, trên tờ đề thi có 3 sự lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn ra đáp án đúng.‍‍

Tips làm bài: Phần 4 là phần nghe cuối cùng, cũng là phần tương đối khó. Hình thức đề thi trong phần này khá giống phần 3, chỉ là đoạn hội thoại 2 câu trở thành đoạn hội thoại 4 câu, mỗi câu vẫn gồm 1 đến 2 câu ngắn.‍‍ ‍‍Phần này khó không phải vì từ vựng hay kết cấu câu, mà khó ở cách đặt câu hỏi. 

Do nội dung phần này là đoạn hội thoại 4 câu, do đó thông tin trong mỗi đoạn hội thoại thường là hai hoặc nhiều hơn, thí sinh khi chuẩn bị thi HSK cấp 2 nên nắm vững những từ nghi vấn như “为什么”、“怎么”、“什么”、“哪”、“哪儿”、“谁”、“几”…. Và luyện tập cách dùng những từ nghi vấn này để đặt câu hỏi, đồng thời đưa ra câu trả lời tương ứng theo những ngữ cảnh khác nhau, góc độ khác nhau.‍‍

Thí sinh khi làm bài nghe phần 4, có thể vừa nghe vừa dùng bút ghi lại những thông tin quan trọng, ví dụ như:

  • Số lượng từ “12块1斤” (12 đồng nửa kg)、“502房间” (phòng 502)、“两个学生” (hai học sinh)…;
  • Từ hoặc cụm từ mang tính miêu tả, ví dụ như “比昨天冷” (lạnh hơn hôm qua)、“跑得很快” (chạy rất nhanh)、“太高兴了” (quá vui)…;
  • Những từ hoặc cụm từ biểu thị nhân xưng hoặc tên người, ví dụ “我妻子的学生” (học sinh của vợ tôi)、“王老师的儿子” (con trai của thầy Vương)、“张先生” (ông Trương)…;
  • Danh từ biểu thị thời gian hoặc địa điểm, đoản ngữ danh từ đều là những thông tin quan trọng mà thí sinh cần chú ý.‍‍

Ngoài ra, khi thí sinh đọc các đáp án cho sẵn, nên mường tượng ra những câu hỏi tương ứng, ví dụ như: 

  • Đáp án nói tới nguyên nhân, câu hỏi có thể sẽ là “为什么” (tại sao);
  • Đáp án có số lượng hoặc độ tuổi, câu hỏi có thể sẽ là “几个” (mấy cái)、“几岁” (mấy tuổi)…;
  • Đáp án là một nhân vật nào đó, câu hỏi có thể sẽ là “谁”, như vậy khi nghe đoạn hội thoại thí sinh có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin liên quan tới đáp án.‍‍

Phần đọc hiểu

Phần 1 : Chọn hình ảnh tương ứng

Gồm 5 câu, mỗi câu là 1 câu văn, đề thi cho 5 hình ảnh, thí sinh căn cứ vào nội dung câu văn để chọn ra hình ảnh tương ứng.‍‍

Tips làm bài: Câu văn trong phần này không dài, thường là hai câu ngắn, đề bài thường không khó. Thí sinh có thể dựa vào ý nghĩa của câu văn để mau chóng tìm ra từ khóa của câu, từ đó chọn được hình ảnh tương ứng.‍‍

Bởi vì hình ảnh có những hạn chế nhất định, thường không thể biểu đạt toàn bộ nội dung của cả câu, vì vậy thí sinh có thể thông qua từ khóa trong câu để tìm hình ảnh, ví dụ “他在听歌,听不见你说话” (Anh ấy đang nghe nhạc, không nghe thấy bạn nói đâu), nếu trong 5 bức ảnh có 1 bức là một người đeo tai nghe đang nghe nhạc, thì có thể xác định bức ảnh này là đáp án đúng.

Ngoài ra, có vài hình ảnh có thể dựa theo kiến thức hằng ngày để phán đoán, ví dụ câu văn là “已经十点了” (Đã 10 giờ rồi), trong số các bức ảnh có thể sẽ có ảnh người đang xem đồng hồ, hoặc xuất hiện một cái đồng hồ báo thức chỉ 10 giờ, như vậy hình ảnh và câu văn có quan hệ tương ứng. ‍‍

Còn có câu văn là nội dung đoạn hội thoại giữa nhân vật, thí sinh gặp kiểu đề này cần phán đoán thân phận của người nói, và ngữ cảnh cuộc nói chuyện. Ví dụ “谢谢你,欢迎再来”, từ câu nói này chúng ta có thể đoán đây là câu nói của nhân viên phục vụ nói khi tiễn khách, trong các bức ảnh nếu có hình ảnh người phục vụ, có thể xác định bức ảnh này là đáp án chính xác.‍‍

Phần 2: Chọn từ điền vào chỗ trống

Gồm 5 câu. Mỗi câu có một chỗ trống, dựa theo ý nghĩa câu, thí sinh phải chọn từ trong các lựa chọn ABCDE để điền vào chỗ trống. Câu 1 đến 4 thường là 1 đến 2 câu ngắn, có lúc là 3 câu ngắn, câu số 5 là đoạn hội thoại 2 câu. Phần này kiểm tra khả năng đọc hiểu của thí sinh, cũng như kiểm tra những cụm từ đi kèm với nhau mà thí sinh nắm được.‍‍

Tips làm bài: Khi làm bài thi, đầu tiên phải đọc hiểu câu văn, đặc biệt chú ý những từ ngữ trước và sau chỗ trống, đáp án thí sinh lựa chọn phải phù hợp với những từ này, đồng thời cũng phải phù hợp với cả câu.

Ví dụ, “我没什么事情,准备在家( )衣服”, dựa vào ý câu văn, từ điền vào ô trống phải là động từ, vì đối tượng của động tác là “衣服”. 

Trong 5 đáp án cho sẵn, thí sinh nên tìm động từ trước, các từ loại khác có thể tạm bỏ qua. Chọn từ xong, đọc lại cả câu một lần nữa, xem từ đã chọn có phù hợp với ý cả câu không, nếu không hợp với ý cả câu, tiếp tục chọn lại từ. 

Trong một vài trường hợp cũng có thể sẽ kiểm tra về quan hệ từ, lúc này thí sinh phải chú ý ngữ cảnh, xem có cần thêm quan hệ từ hay không, đặc biệt là khi đầu câu xuất hiện ô trống, thí sinh phải đặc biệt lưu ý sử dụng quan hệ từ, như vậy thí sinh cần nắm vững các cụm quan hệ từ cố định, ví dụ “因为” sẽ đi cùng “所以”; nếu câu trước mang ý chuyển hướng, thường câu sau sẽ xuất hiện “但是”; trong câu hỏi có từ “为什么”, câu trả lời sẽ có “因为”

Phần 3 : Dựa vào câu đã cho phán đoán đúng sai

Gồm 5 câu. Mỗi câu gồm 2 câu văn, thí sinh phải dựa vào câu đã cho để phán đoán đúng sai.

Tips làm bài: ‍‍‍‍Phần này kiểm tra thí sinh trong quá trình đọc có chú ý so sánh từ khóa ở hai câu hay không. Đối với kiểu đề này, từ khóa thường là nhân vật chính, thời gian, sự kiện và từ phủ định. 

Ví dụ trong câu “爸爸每天开八个多小时的出租车,累得不想说话”, từ khóa là“爸爸”、“开出租车”; trong câu “爸爸不会开车”, từ khóa là“爸爸”、“不会”、“开”, so sánh hai câu này với nhau chúng ta sẽ phát hiện ra nhân vật “爸爸” xuất hiện mâu thuẫn, “会开” (biết lái xe) và “不会开” (không biết lái xe), từ đó có thể mau chóng phán đoán câu này là sai. 

Ngoài ra thí sinh cũng nên chú ý phân biệt trạng thái của động tác, ví dụ “在……呢” và “正在” đều biểu thị động tác đang tiến hành; “了”、“过” biểu thị động tác đã hoàn thành; “要……了” biểu thị động tác (sự thay đổi) sắp diễn ra, “着” biểu thị động tác đang tiến hành hoặc trạng thái đang tiếp tục. Nắm được sự khác nhau giữa các từ khóa này, thí sinh sẽ có thể đưa ra phán đoán chính xác các câu hỏi trong đề thi.‍‍

Phần 4 : Chọn câu tương ứng

Gồm 10 câu. Đề thi cung cấp 20 câu, thí sinh phải chọn ra các câu có quan hệ tương ứng.‍‍

‍‍Tips làm bài: Phần này kiểm tra thí sinh đã nắm vững các mẫu câu thường dùng và các cụm từ cố định hay chưa. Ví dụ trong một câu có “对不起”, trong một câu khác có thể sẽ xuất hiện “没关系”. Một câu có “谢谢”, có thể câu khác sẽ xuất hiện “不客气”.‍‍

Trả lời câu hỏi, thí sinh cũng phải rất chú ý, ví dụ “你觉得她怎么样?” (Bạn thấy cô ấy thế nào?), “怎么样” có thể hỏi về chiều cao, diện mạo của cô ấy, cũng có thể hỏi cảm nhận về cô ấy, câu trả lời thường là những câu mang tính miêu tả, vì vậy câu trả lời tương ứng có thể là “她很高,也很漂亮,我非常喜欢她” (Cô ấy rất cao, cũng rất xinh đẹp, tôi thích cô ấy vô cùng); 

Nếu câu hỏi có “为什么”, câu trả lời tương ứng có thể sẽ xuất hiện “因为……” và nói rõ nguyên nhân; Nếu câu trước có “什么时候” hoặc “时间”, câu sau có thể sẽ xuất hiện những thông tin như “早上”、“中午”、“下午”、“晚上” hoặc là “九点”.

‍‍Ngoài ra, còn có thể tìm ra câu tương ứng dựa vào “tính thống nhất của chủ đề”. Ví dụ nếu như trong câu có từ “很累”, có thể câu tương ứng sẽ có những từ “没睡觉”、“工作忙”、“准备考试”; trong câu có từ “吃药” vậy thì câu tương ứng có thể sẽ có từ “医生”、“生病”、“医院”.‍‍

Cuối cùng, có thể dựa vào từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa để chọn câu tương ứng. Từ ngữ mà HSK cấp 2 đề cập tới không nhiều, thí sinh có thể nhớ các từ theo từng cặp, lúc làm bài thi có thể mau chóng tìm ra các câu tương ứng thông qua từ khóa, như “慢——快”、“远——近”,“对——错”,“问——回答”,“左——右” v…v… Ví dụ, “我觉得很累,走不快” (Mình thấy mệt lắm, không đi nhanh được), câu tương ứng có thể là “没事儿,你可以慢点儿,我等你” (Không sao, cậu có thể chậm lại một chút, mình đợi cậu).‍‍

Từ vựng ngữ pháp trọng điểm HSK2

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6 - Riba.vn

Bí quyết làm HSK3

Phần nghe

Phần 1 : Dựa và đoạn ghi âm chọn hình ảnh tương ứng

Nội dung nghe là đoạn hội thoại giữa hai người, mỗi người một câu, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để chọn hình ảnh tương ứng. Thí sinh phải nhân lúc bài thi nghe vẫn chưa bắt đầu, mau chóng nhìn lướt qua hình ảnh mà đề thi cho trước, chú ý động từ, tính từ hoặc danh từ nghe được trong đoạn hội thoại, như vậy có thể nhanh chóng tìm ra hình ảnh tương ứng.

Phần 2 : Phán đoán đúng sai

Nội dung nghe là một người nói một đoạn ngắn trước, một người khác căn cứ vào đoạn này nói một câu, trên tờ đề thi cũng có câu này, thí sinh phải phán đoán câu mà người thứ 2 nói là đúng hay sai. Làm phần này, thí sinh phải chú ý những thông tin về thời gian, địa điểm, con số, hoạt động v…v… nắm vững vài mẫu câu thường gặp, ví dụ “越来越、一边……一边、除了” và câu so sánh, câu phức có quan hệ nhân quả hoặc chuyển ý.‍‍

Phần 3 : Hội thoại 2 câu

Nội dung nghe là hai câu hội thoại của hai người, người thứ ba căn cứ vào đoạn hội thoại đặt một câu hỏi, đề thi cung cấp 3 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn ra đáp án đúng. 

Tips làm bài: Phần này kiểm tra các thông tin được đề cập trong bài nghe như thông tin cá nhân, mối quan hệ nhân vật, thời gian, địa điểm, phương hướng, sự kiện, trạng thái, nguyên nhân, con số, màu sắc v…v… 

Ngoài ra căn cứ theo nội dung hội thoại còn kiểm tra khả năng phán đoán tổng hợp của thí sinh. Nội dung có liên quan tới đáp án thường xuất hiện ở câu hội thoại thứ 2, vì vậy thí sinh phải thật chú ý nghe câu thứ 2.

Phần 4 : Hội thoại 4 câu

Nội dung nghe là 4 đến 5 câu hội thoại của hai người, người thứ ba căn cứ vào đoạn hội thoại đặt ra một câu hỏi, đề thi cung cấp 3 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để chọn ra đáp án đúng. 

Tips làm bài: Dạng câu hỏi ở phần này thường là “什么、多少/多长时间、哪儿、哪(个)、怎么样、为什么、怎么了” v…v… và cả dạng câu hỏi “关于男的/女的,我们可以知道什么?”(Về người nam/ nữ, chúng ta có thể biết được điều gì?) (Thời gian, địa điểm, sự kiện, mối quan hệ, nguyên nhân, thân phận, ngữ khí, thái độ đều là trọng điểm kiểm tra).

Trong 3 đáp án cho sẵn, thường có 2 đáp án liên quan tới nội dung cuộc hội thoại, trong đó có 1 đáp án gây nhiễu, vì vậy thí sinh nhất định phải nghe rõ câu hỏi là gì, do đoạn hội thoại khá dài, khi nghe tốt nhất nên ghi chép lại thông tin.

Phần đọc hiểu

Phần 1 : Chọn câu tương ứng

Dạng đề “chọn câu tương ứng” này thường là dựa vào các điểm liên kết giữa hai câu để phán đoán giữa chúng liệu có mối quan hệ tương ứng hay không.‍‍

Tips làm bài: Với dạng đề này, có một bộ phận câu hỏi là câu vấn đáp. Ví dụ đề thi có câu “你的汉语怎么说得这么好” (Sao bạn nói tiếng Hán giỏi vậy?), câu tương ứng nên là câu trả lời “我在北京学习了3年” (Tôi đã học 3 năm ở Bắc Kinh), giải thích nguyên nhân tại sao “说得这么好”. Thí sinh nên chú ý giữa hai câu có mối quan hệ vấn đáp hay không, để nhanh chóng tìm ra câu tương ứng. 

Ngoài ra còn một bộ phận mặc dù không phải là câu vấn đáp, nhưng giữa các câu có mối quan hệ logic với nhau, câu này là kết quả, nguyên nhân, chuyển ý, kế thừa, giải thích ý của câu kia v…v… Thí sinh nên chú ý tìm ra từ khóa giữa hai câu, ví dụ “认真复习” ở câu này sẽ tương ứng với “考试” trong câu khác, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian làm bài, nâng cao độ chính xác của câu trả lời. ‍‍

Phần 2 : Chọn từ điền vào chỗ chống

Từ để điền vào chỗ trống thường là danh từ, động từ, tính từ, lượng từ, phó từ, giới từ, liên từ, do đó, trong lúc ôn tập, thí sinh nên nắm vững các từ thuộc những loại từ này. 

Đối với động từ, danh từ, ngoài việc nắm vững ý nghĩa của chúng ra, thí sinh còn phải nắm vững cách kết hợp danh từ với lượng từ, danh từ với động từ, chú ý cách sử dụng của từ “把”、“被” cũng như câu chữ “把”, câu chữ “被”. 

Khi gặp từ mới, thí sinh không nên căng thẳng, có thể làm những từ đã biết trước. Khi làm bài không cần làm theo thứ tự, từ nào đã nắm vững thì chọn làm từ đó trước, rồi mới làm tới những từ không biết. Khi làm xong cần đọc lại một lượt, xem câu văn có xuôi hay không, có những câu sẽ xuất hiện vài từ khó, đừng phân vân quá nhiều, chỉ cần từ và câu kết hợp hợp lý với nhau là được.

Phần 3 : Đọc hiểu

Đề thi ở phần này có thể chia làm các dạng như sau: đề chi tiết (hỏi về một chi tiết trong đoạn văn), đề tóm tắt (tóm tắt ý đoạn văn) và đề suy luận (suy luận phán đoán).‍‍

Tips làm bài: Đề chi tiết chủ yếu kiểm tra sự hiểu biết của thí sinh về đọc hiểu văn bản, và thí sinh có nắm vững các chi tiết trong đoạn văn hay không. Nếu thí sinh chú ý đến chi tiết sẽ rất dễ dàng tìm ra các từ khóa chính, nếu bỏ qua chi tiết thì sẽ khó tìm ra đáp án chính xác.

Thực ra dạng đề này không khó, đầu tiên thí sinh cần phải xác định rõ đề bài hỏi cái gì, sau đó tìm từ khóa chính tương ứng nằm trong đoạn văn, như vậy sẽ khá dễ dàng xác định được đáp án chính xác.‍‍

‍‍Đề tóm tắt là một dạng đề khá khó trong phần đọc hiểu của HSK cấp 3, dạng đề này yêu cầu thí sinh hiểu nội dung cả đoạn văn chủ yếu nói về cái gì, tìm ra được ý chính của cả đoạn. Phạm vi của đề này tương đối rộng, lượng từ vựng cũng khá nhiều, thí sinh phải đọc kỹ, thông qua việc hiểu từ khóa, câu chính để nắm được ý và quan điểm của cả đoạn văn, từ đó tổng kết ra ý cả đoạn.‍‍

Đề suy luận cũng là một dạng đề thường gặp trong phần đọc hiểu HSK cấp 3, do dạng đề này yêu cầu thí sinh suy luận dựa trên cơ sở hiểu được ý cả đoạn hoặc một chi tiết nào đó, vì vậy dạng đề này tương đối khó. Không thể chỉ căn cứ theo câu hỏi để tìm ra đáp án, bởi vì đáp án thường không xuất hiện trực tiếp trong đoạn văn, mà cần suy luận và phán đoán một cách logic.‍‍

Phần viết văn

Phần 1 : Hoàn thành câu

Phần này chủ yếu kiểm tra ngữ pháp của thí sinh, lượng mẫu câu và cách sử dụng từ tương đối lớn, trong đó cách sử dụng từ gần như bao quát toàn bộ từ loại, trọng điểm nằm ở: 

  • Phó từ (dùng trước tính từ)
  • Giới từ,
  • Động từ năng nguyện (要不要、敢不敢),
  • Trợ từ (trợ từ kết cấu的、地、得; trợ từ động thái着、了、过);

Mẫu câu tập trung ở các dạng câu đặc biệt (câu chữ “是”, câu liên động, câu so sánh, câu hai tân ngữ, câu vị ngữ chủ-vị, câu chữ “把”, câu chữ “被”), trạng thái động tác… Khi ôn thi, thí sinh nên tập trung ôn luyện các phần này.

‍‍Ngoài ra, phải đặc biệt chú ý đến việc viết chữ Hán, nên chép lại cẩn thận, không được cẩu thả, cũng không được chỉ ghi số thứ tự, phải chép lại cả câu hoàn chỉnh lên trên phiếu trả lời.

Phần 2 : Dựa vào Pinyin viết chữ hán

Phần này tương đối đơn giản, mấu chốt nằm tại việc luyện tập viết chữ Hán hằng ngày, thông thường chữ Hán mà đề thi yêu cầu viết không khó, đều là các chữ thường dùng, nét không phức tạp, miễn là bình thường có chú ý luyện tập thì thí sinh có thể giành được điểm phần này. 

Cần chú ý chữ đồng âm dị hình, ví dụ như “东” và “冬”, từ đầu tiên là từ chỉ phương hướng, từ thứ hai là một mùa trong năm; chú ý những chữ Hán chỉ có thanh điệu khác nhau, như “西” và “习”, từ phía trước là từ chỉ phương hướng, từ phía sau sẽ có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những từ kết hợp với nó, ví dụ “学习”、“习惯”; 

Trong tiếng Hán cũng có rất nhiều chữ có hình dáng gần giống nhau, như “大”、“太”, thí sinh luyện tập hằng ngày cần chú ý sự khác nhau giữa các chữ này, tránh viết sai khi làm bài thi.‍‍

Từ vựng và ngữ pháp trọng điểm HSK3

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6 - Riba.vn

Bí quyết làm HSK4

Phần nghe

Phần 1: Phán đoán đúng sai

Mỗi câu đều là một người nói một đoạn trước, một người khác căn cứ vào đoạn này nói một câu, trên tờ đề thi cũng có câu này, yêu cầu thí sinh phán đoán đúng sai. Trước lúc bài thi nghe bắt đầu, thí sinh nên đọc trước các câu có trên đề thi, dự đoán nội dung bài nghe, như vậy có thể cải thiện đáng kể hiệu quả làm bài. Trong lúc nghe, thí sinh nên nắm chắc các thông tin chính và ghi chép lại. Chú ý:

  1. Câu chính thường nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn;
  2. Phó từ đứng trước động từ và bổ ngữ đứng sau động từ. “不,没” thường là chìa khóa để làm bài;
  3. Tính từ. Đặc biệt chú ý từ gần nghĩa và từ trái nghĩa với tính từ, đây cũng là chìa khóa để làm bài;
  4. Thời gian, địa điểm, nhân vật trong câu hỏi có đồng nhất với thông tin trong bài nghe hay không.‍‍

Phần 2 : Hội thoại 2 câu

Đề dạng này thường có 2 câu hội thoại hoặc nhiều câu hội thoại, hội thoại kết thúc sẽ có 1 câu hỏi, thí sinh dựa vào nội dung đoạn hội thoại để chọn đáp án đúng.

(1) Hiểu các lựa chọn cho trước và dự đoán câu hỏi. Tranh thủ thời gian chuyển câu để đọc lướt qua các đáp án cho sẵn, dựa vào các đáp án này để đoán nội dung chính của đoạn hội thoại. VD: A.请假 B.唱歌 C.散步 D.买东西, dựa vào các đáp án này có thể đoán rằng nội dung có liên quan đến động tác, có thể đề bài sẽ hỏi là做什么.‍‍

‍‍(2) Trong bài nghe HSK cấp 4, đáp án thường xuất hiện luôn trong đoạn hội thoại, nếu thí sinh nghe thấy từ nào đó có trong đáp án, mà 3 đáp án còn lại không xuất hiện trong đoạn ghi âm, vậy thì có thể xác định đó chính là đáp án chính xác.‍‍

‍‍(3) Nắm bắt từ khóa. Trong đoạn hội thoại ngắn, từ khóa thường xuất hiện ở câu thứ 2; trong đoạn hội thoại dài, từ khóa thường xuất hiện ở câu thứ 2 và câu thứ 4.‍

‍‍(4) Dựa vào cách đặt câu hỏi, có thể chia làm các dạng như hỏi tâm trạng, chủ đề, hành vi, nguyên nhân, đánh giá, sự vật, vị trí, thời gian, quan hệ, tình trạng, miêu tả, thân phận, nhân vật, con số, phương thức v…v…. trong đó tâm trạng, chủ đề, hành vi chiếm đại đa số, trong lúc ôn luyện, thí sinh có thể phân loại từ vựng dựa theo những hạng mục này.

Phần 4: Đoạn văn

Phần này gồm 5 đoạn văn ngắn, mỗi đoạn văn có 2 câu hỏi, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để chọn đáp án đúng.‍‍

Dựa theo dạng đề, đoạn văn có thể chia làm các dạng như sau: dạng nghị luận, dạng câu chuyện, dạng thuyết minh, dạng trần thuật. Trong đó đoạn văn dạng nghị luận không xuất hiện nhiều trong bài nghe, thông thường là quan điểm và thái độ của người nói, câu quan trọng thường nằm ở câu đầu tiên và câu cuối cùng. 

Với đoạn văn dạng câu chuyện, cần chú ý 5 chữ W và 1 chữ H trong câu chuyện, 5 chữ W là Who (nhân vật là ai), Where (Địa điểm), When (Thời gian), What (Sự kiện xảy ra) và Why (Nguyên nhân). 1 chữ H nghĩa là How (sự việc được giải quyết như thế nào). 

Câu quan trọng thường nằm ở câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng. Với đoạn văn dạng thuyết minh, thông thường câu đầu tiên sẽ nói cho chúng ta biết sự vật được thuyết minh là gì. Lúc ôn thi thí sinh nên nắm được một vài từ vựng thuộc dạng văn thuyết minh. 

Đặc điểm của đoạn văn trần thuật là người nói ở một dịp nào đó nói chuyện, thông báo, diễn thuyết, phỏng vấn đối với một hoặc một số đối tượng nhất định. Lúc ôn luyện, thí sinh nên dựa theo đặc điểm của dạng văn này, nắm được những từ ngữ mà dạng văn này hay dùng. ‍‍

‍‍Bởi vì nội dung đoạn văn khá nhiều, thời gian nghe tương đối dài, thí sinh trong lúc làm bài thi dễ mất tập trung, vì vậy trong lúc làm bài nên:

  1. Đoán trước nội dung đoạn văn và câu hỏi. Không giống với dạng đề hội thoại, thí sinh phải căn cứ theo 8 đáp án mà đề thi cho trước để đoán chủ đề, dạng đề, nội dung đoạn văn.
  2. Nắm bắt từ khóa và câu chính. Trong lúc nghe, thí sinh nên ghi chép lại những thông tin xuất hiện lặp đi lặp lại và những chi tiết quan trọng.

Đọc hiểu

Phần 1 : Chọn từ điền vào

Chọn từ điền vào chỗ trống có 2 phần, phần 1 có 5 câu, thí sinh dựa vào ý nghĩa của câu, chọn ra từ thích hợp điền vào chỗ trống. Phần 2 cũng có 5 câu, thí sinh chọn từ điền vào đoạn hội thoại. Trong lúc làm bài, thí sinh có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

  1. Dựa vào vị trí của từ loại xuất hiện trong câu để chọn từ, ví dụ sau chữ “的” phải là danh từ, sau chữ “不,没” và trước “了,得” phải là động từ, sau “有点儿,特别” là tính từ, phó từ sẽ đứng trước tính từ và động từ.‍‍
  2. Căn cứ vào thành phần bị thiếu trong câu để lựa chọn từ. Từ loại khác nhau, vị trí xuất hiện trong câu cũng sẽ khác nhau, ví dụ danh từ làm chủ ngữ, tân ngữ; động từ thường làm vị ngữ, tính từ thường làm định ngữ, phó từ thường làm trạng ngữ. ‍‍
  3. Dựa theo cách sắp xếp nghĩa của từ để chọn ra từ thích hợp.‍‍
  4. Dựa theo ngữ cảnh để chọn từ thích hợp.‍‍
  5. Nếu xuất hiện từ mà thí sinh không biết, có thể dùng phương pháp loại trừ, loại trừ những từ bản thân đã nắm được, từ đó nâng cao hiệu quả bài thi.‍‍

Phần 2: Sắp xếp thứ tự

Phần này có 10 câu, mỗi câu có 3 đáp án ABC, thí sinh phải sắp xếp 3 đáp án này thành một câu hoàn chỉnh không có lỗi ngữ pháp. Dạng bài sắp xếp thứ tự chủ yếu kiểm tra tình hình nắm vững liên từ, đại từ, từ chỉ thời gian của thí sinh. Trong lúc làm bài, chúng ta có thể:

  1. Bắt đầu từ quan hệ từ, thí sinh cần nắm chắc các cụm quan hệ từ hay đi cùng nhau. Thường gặp có: nhân quả, chuyển ý, tăng tiến, điều kiện, kế thừa, mục đích, nhượng bộ, liệt kê, giả thiết …
  2. Phải có hiểu biết nhất định về các kết cấu thường gặp như: đoản ngữ cố định (VD: 我的看法是…我的理解是…根据…), quan hệ bổ sung (…,此外…), quan hệ suy đoán (…,看来…).‍‍
  3. Bắt đầu từ mối quan hệ giữa các câu ngắn, thường gặp có quan hệ kết cấu, quan hệ thời gian…‍‍

Phần 3 : Hãy chọn ra đáp án đúng

Dạng đề này chủ yếu kiểm tra lượng từ vựng, kiến thức ngữ pháp, kiến thức nền và kĩ năng đọc của thí sinh, không chỉ yêu cầu thí sinh có khả năng đọc hiểu tốt, mà còn yêu cầu có một tốc độ đọc nhất định. Dạng đề trong phần này chia thành đề chi tiết và đề tổng quát. Trong lúc làm bài, thí sinh nên:‍‍

  • Đọc câu hỏi trước, tìm ra từ khóa có liên quan tới câu hỏi, nếu tìm ra phần chủ chốt, bắt đầu tiến hành phân tích so sánh giữa đáp án và phần chủ chốt để tìm ra đáp án chính xác. Nếu không tìm thấy phần chủ chốt thì thí sinh hãy đọc kĩ từng đáp án, đọc kĩ cả đoạn văn, tìm ra từ khóa rồi bắt đầu phân tích so sánh.‍‍
  • Nếu đáp án và nội dung đoạn văn có sự tương đồng, chỉ là đổi cách viết khác mà thôi, thì chắc chắn là đó là đáp án đúng.‍‍
  • Chú ý cách sử dụng của quan hệ từ và đại từ chỉ thị.‍‍
  • Ý tổng quát của đoạn văn thường nằm ở câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng.‍‍

Phần 4 : Đoạn văn

Dạng đề này chủ yếu kiểm tra lượng từ vựng, kiến thức ngữ pháp, kiến thức nền và kĩ năng đọc của thí sinh, không chỉ yêu cầu thí sinh có khả năng đọc hiểu tốt, mà còn yêu cầu có một tốc độ đọc nhất định. Dạng đề trong phần này chia thành đề chi tiết và đề tổng quát. Trong lúc làm bài, thí sinh nên:‍‍

  1. Đọc câu hỏi trước, tìm ra từ khóa có liên quan tới câu hỏi, nếu tìm ra phần chủ chốt, bắt đầu tiến hành phân tích so sánh giữa đáp án và phần chủ chốt để tìm ra đáp án chính xác. Nếu không tìm thấy phần chủ chốt thì thí sinh hãy đọc kĩ từng đáp án, đọc kĩ cả đoạn văn, tìm ra từ khóa rồi bắt đầu phân tích so sánh.‍‍
  2. Nếu đáp án và nội dung đoạn văn có sự tương đồng, chỉ là đổi cách viết khác mà thôi, thì chắc chắn là đó là đáp án đúng.‍‍
  3. Chú ý cách sử dụng của quan hệ từ và đại từ chỉ thị.‍‍
  4. Ý tổng quát của đoạn văn thường nằm ở câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng.‍‍

Phần viết văn

Phần 1: Hoàn thành câu

Mỗi câu cho một vài từ hoặc cụm từ, yêu cầu thí sinh dựa theo quy tắc ngữ pháp tiếng Hán để sắp xếp chúng thành một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh, không sai về mặt ngữ pháp. Lúc làm bài thi, thí sinh nên:‍‍

  1. Phán đoán từ loại trước, xác định thứ tự cơ bản: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ. Danh từ, đại từ thường làm chủ ngữ, tân ngữ; động từ, tính từ thường làm vị ngữ; thêm các thành phần như định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ. Nếu gặp câu khó, có thể dùng cách “ghép từ đôi”, đầu tiên ghép nhóm hai từ hoặc hai cụm từ có khả năng vào với nhau, rồi sắp xếp lại cả cụm từ đã ghép, như vậy sẽ dễ dàng hơn.‍‍
  2. Nắm vững các mẫu câu đặc biệt: câu chữ “‍‍把”, câu chữ “被”, câu cầu khiến, câu liên động, câu kiêm ngữ, câu hai tân ngữ…
  3. Nắm vững các quan hệ từ thường gặp.‍‍‍‍‍‍

Phần 2: Nhìn hình ảnh, dùng từ đã cho để đặt câu

Mỗi câu đề bài cho một hình ảnh và một từ, yêu cầu thí sinh dùng từ đã cho kết hợp với hình ảnh để đặt câu. Lúc làm bài thi, thí sinh nên:‍‍

  1. Dùng những từ đơn giản, quen thuộc‍‍
  2. Viết một câu đơn giản trước, rồi thêm định ngữ vào chủ ngữ hoặc tân ngữ, hoặc thêm trạng ngữ/bổ ngữ vào trước sau động từ, ngữ pháp phải chính xác.‍‍
  3. Một câu dài khoảng 7-8 chữ, viết khoảng 4 từ là tốt nhất, không nên viết sai chữ hoặc viết pinyin.‍‍
  4. Nếu hình ảnh là hoạt động của con người, mẫu câu thường dùng nhất là: 他/她正在……;他/她喜欢/讨厌……, sau đó cho thêm trạng ngữ chỉ thời gian, tần suất như 今天、每天.
  5. Nếu hình ảnh là đồ vật, có thể thêm định ngữ biểu thị “谁的”、“什么样的”, và các trạng ngữ chỉ mức độ như “很、非常”.‍‍

Từ vựng và ngữ pháp HSK4

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6 - Riba.vn

Bí quyết làm HSK5

Phần nghe

Phần 1 : Hội thoại 2 câu

Phần này là hai câu đối thoại, và sau đó đặt câu hỏi. Các thí sinh chọn câu trả lời đúng từ bốn lựa chọn. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Trước khi nghe ghi âm, nhanh chóng đọc qua các đáp án, vẽ từ khóa, sử dụng thông tin được đưa ra bởi các đáp án, và dự đoán nội dung gần đúng và tự đặt ra câu hỏi với các đáp án đó.
  2. Vừa nghe vừa nhớ, nắm chắc từ khóa. Ví dụ từ khóa là “địa điểm” cần chú ý tìm danh từ hoặc động từ liên quan trong cuộc đối thoại.

    Nếu từ khóa là một  số, hãy chú ý đến thời gian, địa điểm và nhân vật;
    Nếu câu hỏi có liên quan tới giới tính như anh ấy, cô ấy, thì cần chú ý đến ngữ, tân ngữ, đối tượng và công cụ sửa đổi trong bản ghi.

  3. Phần này thông thường chia thành các loại sau: hỏi thái độ, thân phận hoặc nghề nghiệp, mối quan hệ của nhân vật, chủ đề thời gian, số thời gian, nguyên nhân, mục đích, v.v., có thể thu thập thông dựa vào phương thức câu hỏi.

Phần 2 : Hội thoại nhiều câu

Phần này là một cuộc trò chuyện dài giữa nam giới và phụ nữ, và sau đó đặt câu hỏi, các ứng cử viên chọn câu trả lời đúng dựa trên đối thoại. Về cơ bản nó giống như hai câu hỏi về chủ đề, nhưng vì độ dài được tăng lên, nên khi trả lời câu hỏi:

  1. Khi đối thoại kéo dài, các chướng ngại vật gặp phải cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ làm xáo trộn suy nghĩ bình thường của các ứng cử viên. Đừng từ bỏ vì những từ mà bạn không hiểu.
  2. Ghi nhanh, khi nghe bản ghi âm, nghe cùng nội dung hoặc nội dung liên quan, bạn nên nhanh chóng đánh dấu tùy chọn là câu trả lời thay thế.
  3. Vì cuộc đối thoại dài, người nói thường đưa ra ý kiến, đề xuất hoặc mong muốn của riêng mình, yêu cầu, vv Đây là trọng tâm của bài kiểm tra dài về chủ đề.
  4. Các cảnh sống hằng ngày, các cảnh tương tác công việc, các cảnh nghiên cứu và nghiên cứu, và các kịch bản giải quyết vấn đề là các trang thử nghiệm quan trọng, có thể kết hợp với các từ tần số cao trong năm mức để xem xét.

Phần 3: Đoạn văn

Có 2-4 câu hỏi sau mỗi bài luận, và thí sinh chọn câu trả lời đúng dựa trên câu hỏi. Phần này khó hơn và các ứng cử viên dễ mắc lỗi. Khi trả lời câu hỏi, bạn có thể:

1. Nhanh chóng duyệt qua các tùy chọn để dự đoán nội dung và các vấn đề của bài luận. Có bốn loại tiểu luận: lớp câu chuyện, lớp kiến thức khoa học, lớp điểm nhìn, và lớp thông báo phát sóng. 

Vì vậy, trước tiên bạn có thể dự đoán loại bài luận dựa trên các tùy chọn, và dự đoán liệu vấn đề là về các chi tiết, hoặc phân tích, khái quát và cảm ứng. Trong phần nghe này, câu hỏi chung là trọng tâm của kỳ thi. 

Bài tiểu luận về câu chuyện có thể tập trung vào quá trình diễn ra sự kiện và phát triển, và thường xem xét câu chuyện minh họa. Hãy cho chúng tôi biết sự thật là gì, đối với tài liệu tiểu luận không phải là câu chuyện, đầu và cuối của bài viết thường là văn bản tổng quát rõ ràng và câu trả lời xuất hiện ở hai nơi này.

2. Nghe thông tin quan trọng như thời gian, địa điểm, người, sự kiện, nguyên nhân, kết quả, số lượng, vv, đặc biệt là thông tin định kỳ.

Phần đọc hiểu

Phần 1: Chọn từ điền vào chỗ trống

Mỗi đoạn có 3-4 khoảng trắng, và ứng cử viên chọn từ hoặc câu đúng dựa trên ý nghĩa của bài luận. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Xem lại toàn bộ nội dung, xem tổng quan về chủ đề và nội dung của bài luận, và xác định không gian nào cần từ và cần phải điền vào các câu.
  2. Đọc toàn bộ văn bản, tìm kết quả phù hợp nhất theo sự hiểu biết của riêng bạn về các tùy chọn, nếu một số tùy chọn có ý nghĩa tương tự, hãy chú ý phân biệt những điểm tương đồng và khác biệt.
  3. Khi chọn câu đúng, hãy đảm bảo liên hệ với ngữ cảnh và chú ý đến các từ liên quan.
  4. Thường có một số tùy chọn tương tự về ý nghĩa hoặc hình thức, và có thể được phân biệt với một phần của lời nói, sắp xếp thứ tự và màu sắc.
  5. Nếu bạn thực sự không biết cái nào để chọn, bạn có thể thay thế bốn lựa chọn vào không gian, lặp lại việc đọc, và đánh giá đúng hay sai thông qua ý nghĩa của ngôn ngữ.

Phần 2 : Chọn ra đáp án đồng nhất với nội dung đã cho

Phần này yêu cầu các ứng cử viên chọn tùy chọn phù hợp với ý nghĩa của bài luận. Nội dung của loại điều tra chủ đề này phức tạp hơn, thường có một số tên và tên khó, không chỉ là chi tiết của cuộc điều tra, mà còn là những ý tưởng chủ quan, cũng như kết luận của các kết luận quy nạp. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Đầu tiên duyệt bài luận và xem tổng quan về nội dung của bài luận.
  2. Nếu bạn gặp tên địa điểm hoặc tên người lạ, bạn có thể bỏ qua phần bỏ qua.
  3. Đọc kỹ các tùy chọn và theo các điểm thông tin liên quan đến các tùy chọn, quay trở lại văn bản gốc để tìm phần tương ứng và nếu có bất kỳ sự khác biệt nào, hãy truy cập trực tiếp.
  4. Đặc biệt chú ý đến các trạng từ thể hiện phạm vi, mức độ và giai điệu và chú ý phân biệt các quan điểm và thái độ tương đối trong văn bản.
  5. Khi bạn gặp một câu dài, trước tiên bạn phải tìm ra thân của câu và hiểu ý tưởng chung.

Phần 3 : Đọc hiểu đoạn văn

Phần này của bài viết gồm nhiều loại, bao gồm chủ đề quần áo, thực phẩm, nhà ở và du lịch phản ánh thực tế của xã hội Trung Quốc, cũng như giới thiệu về cảm nhận chung về cuộc sống, phong tục dân gian Trung Quốc, cũng như những câu chuyện hài hước, những câu chuyện triết học và tiểu luận. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Đọc qua các câu hỏi đằng sau bài viết ngắn, đọc nhanh toàn văn với các câu hỏi và tìm câu trả lời.
  2. Đối với các câu hỏi yêu cầu chủ đề quy nạp và tiêu đề chung, hãy tập trung vào đoạn cuối của bài viết và sau đó xem toàn văn.
  3. Đối với câu hỏi về các chi tiết, bạn có thể khoanh tròn các điểm thông tin trong văn bản gốc.
  4. Chú ý đến quan điểm và ý tưởng của tác giả, và không phán xét theo thái độ chủ quan của họ và ý thức chung.

Viết đoạn văn

  1. Xem xét cẩn thận hình ảnh để xác định chủ đề của bài luận.
  2. Viết một vài câu đơn giản xung quanh chủ đề.
  3. Mở rộng số lượng thông tin trên cơ sở các câu đơn giản và thêm các thuộc tính thích hợp, trạng từ hoặc bổ sung.

Phần 1 : Hoàn thành câu

Ngữ pháp chủ yếu xem xét thứ tự từ Trung Quốc, các thành phần câu, câu vị ngữ chủ ngữ và một số mẫu câu thường được sử dụng. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Xác định vị từ trước, sau đó xác định đối tượng, đối tượng và sau đó xác định các thành phần khác.
  2. Tìm các mẫu câu chung (hoặc các định dạng) của các từ được đánh dấu bằng tiếng Trung, và sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự từ Trung Quốc.
  3. Tìm hiểu các thành phần câu của “的、地、得”, và sau đó xác định vị từ và chủ đề.
  4. Các mẫu câu Trung Quốc thường được sử dụng mà không có các dấu hiệu rõ ràng, chẳng hạn như câu hiện tại (vị trí + V + N), câu đối tượng kép (S + V + O1 + O2), v.v.
  5. Trong mẫu câu hỏi HSK (năm cấp), việc điều tra chủ ngữ-vị ngữ tập trung hơn vào cấu trúc câu, nghĩa là, mức độ làm chủ của câu đặc biệt được kiểm tra. Có rất nhiều điều tra về câu lệnh từ ngữ, vị từ, vị ngữ và chủ ngữ vị ngữ.
  6. Có một sự hiểu biết nhất định về các collocations phổ biến ở Trung Quốc. Ví dụ: 获得…批准、表现…突出、从…角度等。

Phần 2: Nhìn hình ảnh, từ đã cho để viết đoạn văn

Phần này là chủ yếu về mô tả một điều hoặc nói về một chủ đề. Trong tường thuật các sự kiện, nó chủ yếu mô tả thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, sự kiện và kết quả. Trong cuộc thảo luận, những lý do chính, tác động, tác động, vv được giải thích.

Trong năm từ, hãy chọn từ khóa dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa và xác định chủ đề của bài luận viết.
2. Xác định một phần của từ đã cho, tìm các từ có thể được kết hợp với từ đó và kết nối chúng thành các câu.
3. Sắp xếp các từ qua lại theo các chủ đề đã xác định và viết một vài câu có liên quan với các từ đã cho.
4. Trên cơ sở một câu duy nhất, mở rộng một cách thích hợp lượng thông tin để hoàn thành nội dung

Từ vựng và ngữ pháp HSK5

Từ vựng và ngữ pháp ôn thi từ HSK1 đến HSK6 - Riba.vn

Bí quyết làm HSK6

Phần nghe

Phần 1: Chọn đáp án đồng nhất với nội dung bạn nghe được

Phát một đoạn ngắn của mỗi câu hỏi và nghe một mục phù hợp với nội dung. Phần này của bài kiểm tra được sử dụng rộng rãi, bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, có thể được chia thành các câu chuyện hài hước, các đối số, mô tả và các từ. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Nhanh chóng duyệt qua các tùy chọn và đoán nội dung gần đúng của bản ghi. Khi tùy chọn duyệt, hãy đặc biệt chú ý đến các từ lặp lại.
  2. Phân tích các tùy chọn để phân loại các tùy chọn.
  3. Nghe và phân tích nội dung đã ghi. Nếu nó là một bài tiểu luận, hãy đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa các nhân vật được thiết kế trong bản ghi âm, khi nào và ở đâu sự kiện xảy ra, những gì đã xảy ra. 

Nếu nó là một bài luận ngắn, tác giả nói chung sẽ thể hiện quan điểm và quan điểm của riêng mình về một câu hỏi nhất định, vì vậy hãy chú ý đến các từ liên quan thường được sử dụng để thể hiện ý kiến và thái độ, như “suy nghĩ, suy nghĩ, hiển thị, có thể nhìn thấy, ngược lại” Từ ngữ, câu diễn đạt ý kiến thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối của đoạn văn. Nếu nó là một bài luận mô tả, thường câu đầu tiên là câu chủ đề.

Phần 2 : Nghe đoạn phỏng vấn chọn đáp án đúng

Có 5 câu hỏi trong mỗi cuộc phỏng vấn và câu trả lời đúng được chọn dựa trên các câu hỏi được hỏi.

Đối tượng được phỏng vấn thường là những người có thành tích xuất sắc trong một ngành hoặc lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như nhà văn, nghệ sĩ, doanh nhân. , các quan chức chính phủ, v.v. Theo tiêu đề, tại thời điểm trả lời câu hỏi

  1. Sắp xếp và ghi nhớ các tùy chọn, xem liệu tùy chọn có phải là nhận xét về điều gì đó hoặc để thuật lại hoặc tóm tắt một sự kiện hay không.
  2. Nghe trong khi nghe. Các văn bản ngắn của cuộc phỏng vấn thường là lúc bắt đầu ghi âm, chủ nhà sẽ giới thiệu người được phỏng vấn và chủ đề của cuộc phỏng vấn Câu trả lời của người được phỏng vấn thường là trọng tâm của câu hỏi, vì vậy trong quá trình lắng nghe, chú ý đến hồ sơ.
  3. Khi các câu trả lời và các tùy chọn được nghe không tương ứng, hãy chú ý đến việc phân tích chuyển đổi nội dung đồng nghĩa.

Phần 3 : Nghe đoạn văn chọn đáp án đúng

Phần này thường có khoảng 6 bài tiểu luận ngắn và có 2-4 câu hỏi sau mỗi bài luận. Bài luận bao gồm những câu chuyện hài hước, những câu chuyện triết học, kiến thức khoa học phổ biến và ý kiến xây dựng. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Duyệt qua các câu hỏi trước để hiểu loại bài luận.
  2. Chú ý đến ngữ cảnh và từ khóa, đặc biệt là các từ liên quan.
  3. Nếu bạn đặt câu hỏi như ý nghĩa gần đúng, mục đích chính, v.v., nếu tùy chọn là một tùy chọn chi tiết đặc biệt, thì đó thường không phải là câu trả lời đúng.
  4. Khi bạn gặp những từ mà bạn không hiểu, đừng rối tung về điều này, tiếp tục lắng nghe và nắm bắt bài viết.

Phần đọc hiểu

Phần 1: Chọn câu sai

Phần này yêu cầu các ứng viên đánh giá bốn tùy chọn và chọn một tùy chọn có vấn đề. Ứng cử viên của lớp từ, cấu trúc cố định, cú pháp và kiểu câu là rất hữu ích cho việc tìm kiếm các câu hỏi bệnh. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Theo thông tin liên quan của các từ hoặc câu liên quan, cho dù đó là một câu hay một câu phức tạp, cho dù các từ của một câu là câu đặc biệt, và phân tích ý nghĩa và cấu trúc theo đặc điểm của câu.
  2. Roots của các mệnh đề chính của mỗi mệnh đề để xác định xem có những vấn đề như “không khớp, câu hỗn hợp, thiếu thành phần, và các thành phần dự phòng”.
  3. Kiểm tra phần sửa đổi của thân câu để xem có vấn đề như “thứ tự từ không phù hợp, không phù hợp, thiếu thành phần, lạm dụng từ”.
  4. Nếu không có vấn đề như vậy, kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề với logic, mơ hồ và như vậy.

Phần 2 : Chọn từ điền vào chỗ trống

Mỗi đoạn có 3-5 khoảng trắng và ứng cử viên chọn nhóm phù hợp nhất dựa trên ngữ cảnh. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Loại trừ các tùy chọn khó nhất. Đọc nhanh qua toàn bộ đoạn văn và dựa trên kiến thức của bạn, loại trừ các tùy chọn khó nhất thông qua ngôn ngữ, sắp xếp thứ tự từ và ngữ cảnh.
  2. Phân biệt và phân tích các từ có ý nghĩa từ ý nghĩa, màu sắc và cách sử dụng.
  3. Phân biệt các từ có ý nghĩa từ ý nghĩa và cách sử dụng các từ, và xem xét đầy đủ vai trò và biểu hiện của hàm của từ trong thành phần câu.
  4. Chọn câu trả lời bằng cách sửa đổi sắp xếp thứ tự và các từ liên quan.

Phần 3 : Chọn câu điền vào chỗ trống

Mỗi bài luận có 5 khoảng trống, và ứng cử viên cần điền vào 5 khoảng trống. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Trích xuất thông tin quan trọng trong mỗi tùy chọn, kết nối thông tin chính để hiểu nội dung gần đúng của bài luận, làm rõ các ý tưởng cơ bản, so sánh từng tùy chọn với mỗi câu chủ đề, xác định nội dung chính của đoạn văn và xác định các tùy chọn Đoạn tương ứng.
  2. Đọc văn bản gốc. Xác định các từ khóa trong câu có dấu cách được liên kết với tùy chọn.
  3. Nhanh chóng duyệt lại văn bản gốc để xác minh xem có điều gì sai với nó không.

Phần 4 : Đoạn văn

Có 4 câu hỏi sau mỗi bài viết và ứng viên chọn câu trả lời đúng. Bài viết tập trung vào các bài viết tường thuật, triết học và giải thích. Khi trả lời câu hỏi:

  1. Đọc toàn văn trước để hiểu ý nghĩa của bài báo. Sử dụng phương pháp “hơi đọc” để duyệt nhanh bài luận và bỏ qua một số chi tiết.
  2. Duyệt qua các câu hỏi, xác định các từ khóa, và sau khi đọc toàn văn, chú ý tìm các từ khóa từ các câu hỏi và sau đó xác định vị trí của các từ khóa trong văn bản.
  3. Nắm bắt chủ đề chính của bài viết, tập trung vào các đoạn đầu tiên và cuối cùng của bài viết, đặc biệt là các bài báo triết học, thường ở đuôi ngắn để thể hiện ý nghĩa của triết học.

Phần viết văn

HSK (sáu cấp độ) bằng văn bản chỉ có một câu hỏi, yêu cầu các ứng cử viên đọc khoảng 1.000 từ trong 10 phút, và sau đó viết tắt khoảng 400 từ (bao gồm cả tiêu đề và dấu câu) trong 35 phút.
Các chữ viết tắt được chia thành hai giai đoạn: đọc và viết:

Đọc:

(1) Đọc tốc độ. Đọc nhanh lần đầu tiên và nắm bắt nội dung cơ bản của bài viết.
(2) Đọc chuyên sâu. Sắp xếp các ô chính của bài viết, bao gồm thời gian, địa điểm, con người, nguyên nhân, đoạn văn, kết quả và nắm bắt các từ khóa.
(3) Sau khi đọc, hãy nhớ thông tin chính.

Viết:

(1) Xóa các ô không liên quan đến chủ đề và một số giải thích.
(2) Đơn giản hóa ngôn ngữ của các ký tự và xóa một số từ trang trí.
(3) Nắm bắt sáu yếu tố của bài báo và nắm bắt sự phát triển của cốt truyện và bài viết chính.
(4) Chú ý giữ văn bản gốc và không thay đổi ý nghĩa của văn bản gốc.
(5) Để thêm tiêu đề, tiêu đề cần tiết lộ ý tưởng trung tâm của bài viết.

Từ vựng và ngữ pháp HSK6

Hi vọng những chia sẻ trên đây của Riba.vn sẽ hữu ích với các bạn!

Hãy dành tặng tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền!

Thông tin liên hệ Riba

Chuyên mục:
Kinh nghiệm khác

Comments are closed.