co-nen-di-du-hoc-qua-som
1009
Views

Có nên cho trẻ đi du học sớm? Ưu nhược điểm của việc du học sớm

Ngày nay, việc cho con đi du học sớm đã trở thành lựa chọn của nhiều phụ huynh với mong muốn con cái có môi trường học tập tốt hơn, tiếp cận văn hóa mới và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại không ít lo lắng và tranh cãi. 

Vậy có nên cho trẻ đi du học sớm hay không? Hãy cùng Du học Trung Quốc Riba phân tích các ưu nhược điểm và tác hại của việc này để đưa ra quyết định đúng đắn.

Có nên cho trẻ đi du học sớm? Ưu nhược điểm của việc du học sớm​ - Riba.vn

Đứng trên cương vị một học sinh mới tốt nghiệp cấp 3, tôi có thể chắc đến 90% khái niệm đi du học sau tốt nghiệp THPT là một khái niệm còn khá mới, khá lạ lẫm với hầu hết người Việt Nam. 

co-nen-di-du-hoc-qua-som
Ưu nhược điểm của việc đi du học sớm

Tại sao tôi lại nói thế? Bởi vì người Việt Nam nuôi con theo phương pháp “kén tằm”, tức là họ sẽ bao bọc, che chở, ôm ấp con của mình cho đến khi nào nó trưởng thành, nó có thể tự làm ra đồng tiền, tự chủ được cuộc sống thì họ mới an tâm để con tự do. Chính phương pháp dạy con này khiến cho không ít bạn trẻ Việt Nam nảy sinh tính ỷ lại, bị kìm hãm ước mơ và khát vọng vươn ra thế giới bên ngoài.

1. Ưu nhược điểm của việc du học sớm

Ưu điểm:

  • Tiếp cận môi trường học tập quốc tế sớm: Trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ thống giáo dục tiên tiến từ sớm, giúp phát triển kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
  • Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: Sống và học tập trong môi trường sử dụng ngôn ngữ thứ hai từ sớm sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh chóng, thành thạo và sử dụng tự nhiên hơn.
  • Tính tự lập: Khi xa gia đình và phải tự lo cho cuộc sống của mình, trẻ sẽ học được cách sống tự lập, trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.
  • Mở rộng tầm nhìn và kiến thức: Trải nghiệm đa văn hóa và gặp gỡ bạn bè từ nhiều quốc gia giúp trẻ có cái nhìn toàn cầu, phát triển khả năng thích nghi và hòa nhập.

Nhược điểm:

  • Cảm giác cô đơn, nhớ nhà: Trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường mới, gây ra cảm giác cô đơn và nhớ nhà, ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Nếu ngôn ngữ chưa thông thạo, trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu bài giảng và giao tiếp với bạn bè.
  • Sự thay đổi đột ngột về văn hóa: Sự khác biệt văn hóa có thể gây ra những cú sốc và làm trẻ bối rối, thậm chí bị cô lập trong thời gian đầu.

2. Tác hại của việc đi du học sớm

Dù có nhiều lợi ích, nhưng việc cho trẻ đi du học quá sớm cũng có thể dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn:

  • Tổn thương tâm lý: Trẻ em chưa đủ trưởng thành có thể không biết cách đối phó với áp lực từ việc học tập, sự xa cách với gia đình và bạn bè, dẫn đến căng thẳng, lo âu, và thậm chí là trầm cảm.
  • Mất kết nối với gia đình: Việc sống xa gia đình từ nhỏ có thể làm giảm sự gắn kết tình cảm giữa trẻ và cha mẹ, khiến trẻ cảm thấy lạc lõng và thiếu sự ủng hộ tinh thần từ gia đình.
  • Khó khăn trong việc hình thành bản sắc cá nhân: Ở độ tuổi nhỏ, trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển về nhận thức và bản sắc. Khi sống trong môi trường văn hóa khác biệt quá sớm, trẻ có thể mất định hướng và gặp khó khăn trong việc xây dựng bản sắc cá nhân.

3. Có nên đi du học sau khi tốt nghiệp THPT?

Đi du học sau khi tốt nghiệp cấp 3, một lựa chọn khá mạo hiểm và cũng khá thú vị. Bạn thử nghĩ xem, một cô/cậu thanh niên mới 18 tuổi, hiểu biết khá mơ hồ về thế giới bên ngoài, nói trắng ra thì còn suy nghĩ khá đơn giản về hiện thực cuộc sống, bây giờ lại “xách balo, kéo vali lên và đi” sang một quốc gia khác, sang chung sống với một nền văn hóa khác.

co-nen-di-du-hoc-qua-som
Du học là lựa chọn của nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT

Khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng chẳng có con đường nào là bằng phẳng, 18 tuổi là đã đủ tuổi để chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bản thân, không sớm thì muộn bạn sẽ phải đối mặt với cuộc đời, thế thì chi bằng cứ bước ra đời từ sớm, càng có nhiều trải nghiệm, càng dễ dàng đạt được thành công.

Có mệt mỏi, có vất vả khi phải xa gia đình nhưng tôi chắc chắn việc lựa chọn học tập tại một quốc gia khác khiến cho bạn nhận ra đây là một sự quyết định đúng đắn và thú vị. Được học tập với những người bạn mới, được lĩnh hội những tri thức mới, được du nhập những văn hóa mới, bạn nghiễm nhiên trở thành một người hiểu biết hơn, cởi mở hơn và có năng lượng tích cực hơn. 

Không chỉ thế, du học từ sớm cũng là 1 cách hiệu quả để rèn luyện tính tự lập, tự nấu cơm, tự giặt đồ, tự giác học tập, tự đánh giá những con người xung quanh, tự nhận ra được giá trị của tình yêu gia đình và chắc chắn bạn còn tự ngộ ra được hàng trăm, hàng nghìn ý nghĩa của nhiều thứ nữa.  

Có nên cho trẻ đi du học sớm? Ưu nhược điểm của việc du học sớm​ - Riba.vn

Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” Tôi thực sự hi vọng bài viết của tôi hôm nay có thể giúp các bạn trẻ, giúp các ông bố bà mẹ nhận ra được một điều gì đó, nhỏ bé thôi cũng được về việc đi du học từ sớm.

4. Độ tuổi nào đi du học là phù hợp?

Không có độ tuổi chính xác nào hoàn toàn phù hợp cho mọi trường hợp, nhưng việc quyết định nên dựa trên sự sẵn sàng của trẻ cả về mặt tâm lý, học vấn và sự tự lập. Độ tuổi từ 16-18, khi trẻ đã có khả năng nhận thức và tự chủ tốt hơn, thường được coi là thời điểm phù hợp để bắt đầu học tập ở nước ngoài. Việc đi du học sớm hơn có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng cần thận trọng với những rủi ro mà nó mang lại.

Trên đây là thông tin chia sẻ Có nên cho trẻ du học sớm không. Quan trọng nhất, phụ huynh cần lắng nghe con cái và theo dõi sự phát triển của trẻ để đưa ra quyết định phù hợp, tránh những hệ quả tiêu cực ảnh hưởng lâu dài đến trẻ.

Hãy dành tặng tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền!

Thông tin liên hệ Riba

Comments are closed.