dieu-cam-ky-trong-bua-an-trung-quoc
693
Views

Ẩm thực là một nét văn hóa độc đáo của người Trung Quốc. Họ rất chú trọng đến các phép tắc, những điều kiêng kỵ trong bữa ăn. Người Trung Quốc đặc biệt thích tiếp đãi khách quý dùng bữa, cho dù là trong bàn chuyện làm ăn, bạn bè gặp mặt, hay những bữa ăn thân mật với gia đình. 

Việc bạn có tuân thủ những quy tắc này hay không quyết định cái nhìn về con người bạn trong mắt người khác. Bởi vậy chúng ta cần hiểu rõ và tuân theo những quy tắc trên bàn ăn cũng như không được phạm phải những điều cấm kỵ của người Trung Quốc. Hôm nay hãy cùng Riba tìm hiểu về những điều cấm kỵ trong bữa ăn ở Trung Quốc nhé.

Những điều cấm kỵ trong bữa ăn Trung Quốc - Riba.vn

Một trong những điều cấm kỵ trong bữa ăn Trung Quốc

Người Trung Quốc thích phân đồ ăn thành ba loại: tính nóng, tính ấm, tính lạnh. Ăn nhiều đồ nóng sẽ bị nóng trong người, ăn nhiều đồ lạnh sẽ bị lạnh. Dân gian có rất nhiều câu nói truyền miệng, ví dụ ở Hà Bắc, Hà Nam có câu: “Đào bổ người, hạnh tử hại người, mận làm chết người”, phản ánh quan niệm cấm kỵ của con người với các loại đồ ăn.

Đào là loại trái cây luôn được người dân Trung Quốc ưa chuộng. Hơn thế đào còn là biểu tượng cho sự may mắn, cát tường. Trong lễ mừng thọ người cao tuổi, người ta thường đem biếu đào để chúc thọ. Ngay cả trong “Tây du ký” cũng xuất hiện hình ảnh vườn đào, tiệc đào.

Cũng bởi lẽ, đào vốn là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn chứa nhiều axit hữu cơ, chất khoáng và một số chất xơ. Đào có tác dụng dưỡng khí, bổ máu, được dùng nhiều cho người có các triệu chứng như vàng da, hồi hộp, khó thở, táo bón,…. Tuy nhiên vì đào có lượng đường cao nên chúng ta không nên ăn quá nhiều.

Thực tế, quả hạnh tử cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Người Trung Quốc nói “hạnh tử hại người” sở dĩ vì loại quả này có tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, hạnh tử có vị chua, dễ kích thích tiết dịch vị axit, nếu ăn nhiều sẽ bị đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn ăn với số lượng vừa phải thì có thể hoàn toàn yên tâm.

Mận là loại trái cây có tính lạnh, tuy cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng đối với người xưa, tốt nhất không nên ăn nhiều đồ lạnh, dễ hại dạ dày, dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra trong hạt mận có độc tính, có thể gây hại đến hệ thần kinh, trường hợp nặng có thể gây chết người. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học, chỉ cần không ăn hạt là không sao. 

Ngoài ra, người Trung Quốc cũng có những kiêng kỵ về màu sắc của đồ ăn.

Người Hán cho rằng màu trắng là màu không may mắn, vì vậy người Hồng Kông, Thâm Quyến kiêng kỵ không mua gà trắng.

Ở Đài Loan, những bạn gái kiêng ăn móng lợn vì họ quan niệm nếu ăn móng lợn sẽ không tìm được người yêu. Ở những khu vực Hồi giáo, người dân không được ăn thịt lợn.

Đối với dân tộc Duy Ngô Nhĩ (dân tộc thiểu số ở vùng Tân Cương, Trung Quốc), khi bạn đến nhà họ chơi, sau khi rửa tay không được vẩy nước ở trên tay, điều này đồng nghĩa với việc bạn không tôn trọng chủ nhà.

Ngoài ra còn một số điều kiêng kỵ liên quan đến vấn đề vệ sinh và sức khỏe. Ví dụ như, buổi tối không nên ăn quá nhiều. Người Trung Quốc có câu: “Bớt ăn một miếng, bình thản một đêm; bớt ăn một bát, bình thản một ngày”.

Sau khi ăn cơm không được nằm yên trên giường, không được lập tức đi tắm, gội đầu. Người ta cho rằng sau khi ăn cần hoạt động, đi bộ. Những quy tắc này đều dựa trên cơ sở khoa học.

Những điều cấm kỵ trong bữa ăn Trung Quốc - Riba.vn

Ấm trà

Không được để vòi ấm trà chĩa vào người khác. Điều này giống như việc bạn chỉ tay vào một người. Người Trung Quốc coi đó là hành động không tôn trọng người khác. Đồng thời điều này cũng thể hiện sự không hoan nghênh của chủ nhà đối với người bị chĩa.

Tam trường lưỡng đoạn

Không được đặt đôi đũa có độ dài khác nhau lên bàn ăn. Hai mặt trước sau của quan tài làm bằng hai tắm gỗ ngắn, mặt hai bên và trên dưới là những tấm gỗ dài, người ta gọi đó là “tam trường lưỡng đoạn”.

Dùng đũa gõ vào bát

Không được dùng đũa gõ vào bát vì chỉ có người ăn xin mới làm như vậy. Vì vậy nếu có hành động này bạn sẽ bị coi là người thấp kém. Ngoài ra, người Trung Quốc xưa rất sợ phép phù thủy. Trong đó có phép làm hại người là cho tất cả các loại côn trùng độc vào một thùng kín. Chúng sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau. Con nào sống sót đến cuối cùng sẽ là loại độc nhất. Vì vậy, việc gõ đũa vào bát sẽ khiến người khác cho rằng bạn đang có ý để lũ côn trùng bò ra ngoài. 

Cách dùng đũa

Khi trên bàn ăn có nhiều món, người Trung Quốc thường gắp những món ở gần mình nhất. Kiêng kỵ với ra xa hoặc dùng đũa bới hết cái này đến cái khác để chọn đồ mình thích. Hành động đó sẽ bị coi là không có giáo dục.

Khi gắp đồ ăn phải gọn gàng, sạch sẽ, dùng bát để hứng, tránh để đồ rơi ra bàn. Không được quay ngược đầu đũa để ăn. Không được dùng đũa để xiên vào rau, thịt. Không được cắm đũa vào bát cơm. Không được dùng đũa làm tăm. Khi cắm đũa vào sẽ giống hình dạng bát hương, mang ý nguyền rủa người khác.

Không được làm rơi đũa xuống đất. Người Trung Quốc quan niệm tổ tiên của họ đang yên giấc dưới lòng đất. Làm rơi đũa xuống sàn sẽ làm kinh động đến tổ tiên.

Không nghịch đũa hoặc tăm. Hành động này giống như bạn đang làm bát quái. Người khác sẽ nghĩ rằng bạn đang làm hại hoặc đem đến những điều không may mắn cho họ.

Trước khi gắp đồ ăn cho người khác, không được liếm đũa. Không được gắp đồ ăn từ bát người khác.  

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về một số điều kiêng kỵ trong bữa ăn của người Trung Quốc. Thật thú vị phải không nào? Cùng chúng mình ghi nhớ những quy tắc này để tiếp xúc gần hơn với văn hóa Trung Quốc nhé.

Cập nhật những bài viết thú vị khác tại: Có thể bạn chưa biết?

Hãy dành tặng tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền!

Thông tin liên hệ Riba

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *