Khám phá Nhà bao Mông Cổ Trung Quốc
Nhắc đến vùng đất Mông Cổ, chúng ta không thể không nhắc đến cấu trúc nhà độc đáo ở nơi đây. Đó chính là Nhà bao Mông Cổ (Tiếng Trung: 蒙古包). Không xây dựng bằng gạch ngói, xi măng nhưng nhà bao Mông Cổ vẫn rất chắc chắn, không ngại gió mưa. Điều gì tạo nên ngôi nhà đặc biệt đến vậy.
Cùng theo chân Du học Trung Quốc Riba khám phá những đặc điểm nổi bật của nhà bao Mông Cổ nhé.
Nhà bao Mông Cổ là gì?
Nhà bao Mông Cổ (蒙古包) là nơi sinh sống của người dân Mông Cổ. Họ sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi. Việc xây dựng và di chuyển nhà đều rất thuận tiện, phù hợp với cuộc sống chăn nuôi, du canh du cư của người dân nơi đây.
Thời kì đầu, vật liệu để xây dựng nên kiểu nhà bao chủ yếu bằng gỗ. Trải qua quá trình phát triển, nhà bao hình thành hai kiểu cấu trúc chính.
Kiểu nhà trụ gỗ (歇仁柱) do người Ngạc Luân Xuân (鄂伦春) Trung Quốc xây dựng. Chóp nhà được bao phủ bởi vỏ cây, lá cây cỏ hoặc da động vật. Kiểu thứ hai là Nhà bao Mông Cổ, phần chóp tròn phía trên chủ yếu được bọc bằng nỉ.
Vậy nhà bao được cấu tạo nên từ những bộ phận nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những phần cơ bản nhất để hình thành nên một ngôi nhà bao Mông Cổ nhé.
Nhà bao Mông Cổ thường cao từ 3,3m đến 5m. Mái nhà dùng thanh gỗ dài khoảng 2,3m cột lên phần chóp, tạo thành hình cái ô. Nóc nhà và vách xung quanh được bọc bởi nỉ làm từ lông dê, cừu.
Các bộ phận chính của nhà bao Mông Cổ
Nhà bao Mông Cổ cấu tạo từ bốn bộ phận chính: Hana (哈那), xà nhà, cửa ra vào và cửa thiên.
Hana (哈那)
Vách bên trong nhà bao dùng các cành liễu đan chéo vào nhau tạo thành những mắt lưới cân xứng. Người Mông Cổ gọi đó là Hana (哈那).
Hana (哈那) có ba tính năng đặc biệt. Đầu tiên là khả năng co dãn. Kích thước cao, thấp, lớn, bé đều có thể điều chỉnh. Khi làm Hana, người dân phải lấy các cành liễu có cùng chiều dài và độ dày xếp ngang nhau tạo thành nhiều mắt lưới hình bình hành nhỏ. Tại các điểm giao nhau được gắn kết lại bằng đinh da (tốt nhất là da lạc đà).
Nếu dựng nhà bao cao thì mắt lưới Hana sẽ hẹp và đường kính nhà bao nhỏ. Nếu dựng nhà thấp, lưới Hana rộng, đường kính túi sẽ lớn. Người ta thường dựng nhà cao hơn vào mùa mưa, thấp hơn vào mùa gió.
Với đặc tính này của Hana, nhà bao Mông Cổ rất dễ dỡ xếp và di chuyển. Hana có sức chống đỡ rất lớn, có tác dụng liên kết các bộ phận với nhau. Ngoài ra, Hana còn có tính thẩm mỹ cao với những mắt lưới chắc chắn và cân xứng.
Xà nhà
Người Mông Cổ gọi xà nhà là Wuni (乌尼). Wuni (乌尼) có vai trò như “vai” của ngôi nhà, gắn kết Tao nao (套瑙) với Hana (哈那).
Độ dài và chiều dày của các thanh phải như nhau tuy nhiên phải do số đo và chất liệu của Tao nao quyết định. Có như vậy, nhà bao mới tròn và chắc chắn. Wuni thường được làm bằng cây tùng hoặc cây liễu đỏ.
Cửa ra vào
Cửa ra vào của nhà bao Mông Cổ thường được thiết kế hướng về phía Nam hoặc Đông Nam. Một phần để tránh không khí lạnh, một phần theo quan niệm truyền thống, hướng về phía mặt trời là hướng về sự cát tường, thuận lợi. Cửa được thiết kế có chiều cao bằng với độ cao của Hana (哈那).
Có thể bạn quan tâm: Danh sách các trường ở Nội Mông Cổ.
Cửa thiên
Cửa thiên được thiết kế trên đỉnh nhà bao. Có tác dụng thông khí, thoát khói. Ngoài ra, phần nỉ bao quanh Hana được gọi là 围毡. Thông thường một nhà bao có 4 lớp nỉ bao xung quanh.
Nhìn bên ngoài nhà bao Mông Cổ có vẻ khá nhỏ, tuy nhiên khi vào trong bạn sẽ phải ngạc nhiên vì diện tích sử dụng trong nhà rất lớn. Không khí trong nhà lưu thông, điều kiện ánh sáng tốt, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, không sợ mưa gió.
Trong nhà bao, phần bên phải là chỗ ở của các thành viên trụ cột trong gia đình, bên trái là chỗ ở của những thành viên còn lại. Phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam dùng để đặt đồ dùng của nam giới. Phía Đông, Đông Bắc và Đông Nam được sử dụng cho nữ giới.
Sự sắp xếp này liên quan mật thiết đến vị trí chỗ ngồi của người Mông Cổ: Nam bên phải, nữ bên trái. Phòng chính của người Mông Cổ thường đặt ở phía Tây, người già ở phía bên phải.
Những người theo đạo Lạt ma dựng nơi thờ Phật góc phía Tây trong nhà bao. Giữa nhà là bếp lò để sưởi ấm và nấu ăn. Khói thoát ra theo đường cửa sổ được thiết kế ở trên nóc nhà. Vị trí chính giữa của bếp có liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng thần lửa của người cổ đại.
Trên sàn nhà được trải thảm nỉ bằng lông dê, cừu. Giường được làm bằng gỗ, có giường thiết kế thấp, sát mặt đất. Nhà bao Mông Cổ thường chỉ dành cho một đôi vợ chồng và con cái của họ sinh sống. Các cặp đôi mới cưới phải tự dựng một nhà bao mới.
Có những nhà có bố mẹ của cô dâu đi cùng. Những nhà có điều kiện kinh tế tốt có đến vài nhà bao.
Ở khu tự trị nội Mông Cổ, những thợ thủ công truyền thống đã xây dựng một nhà bao Mông Cổ có sức chứa 1000 người với diện tích 346 mét vuông. Đây cũng là nhà bao Mông Cổ lớn nhất thế giới từ trước đến nay.
Hiện nay, ở Trung Quốc, với sự chuyển đổi từ cuộc sống du mục của người Mông Cổ sang chăn thả gia súc tại chỗ hoặc nuôi trong nửa nhà, người Mông Cổ thường định cư hoàn toàn trong nhà bao hoặc ở trong nhà xây. Chỉ đến những khu du lịch bạn mới có thể thấy được nhà bao đúng với kiến trúc truyền thống.
Chúng mình đã vừa cùng nhau khám phá kiến trúc độc đáo của Trung Quốc – Nhà bao Mông Cổ. Một ngôi nhà được thiết kế đặc biệt, lại có thể di chuyển dễ dàng, thật thú vị phải không nào.
Bạn đã từng tham quan nhà bao Mông Cổ chưa? Nếu có cơ hội bạn có thể đến các khu du lịch để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc này nhé.
Thông tin liên hệ Riba
- Lô 22, BT 4-3, đường Trung Thư, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Email: admin@riba.vn
- Fanpage: Du học Trung Quốc Riba.vn
- Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc
- Group: Du học Trung Quốc NHƯ THẾ À ?!
- Tiktok: Duy Riba
- Youtube: Riba Team Official
- Hotline: 0888 666 350
- Hotline: 0888 666 152